HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 2011-2020

Ngày gửi 14/02/2014

 -  4676 Lượt xem

Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, do Trung Tâm Hỗ Trợ Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cung cấp theo Quyết định số: 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 cùa thủ tướng chính phủ => Cẩm nang tốt nhất dành cho các bạn thí sinh trong việc lựa chọn ngành học cho tương lai

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ VÙNG GIAI ĐOẠN 2011-2020


(Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, do Trung Tâm Hỗ Trợ Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cung cấp)
(Theo Quyết định số: 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 cùa thủ tướng chính phủ)

I.    QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1.    Quan điểm:
a)    Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
b)    Phát triển nhân lực Việt Nam phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát trển của từng giai đoạn.
c)    Phát triển nhân lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng miền, lãnh thổ.
d)    Phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

2.    Mục Tiêu:
a)    Mục tiêu tổng quát:
Chỉ ra được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây đựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế.
b)    Mục tiêu cụ thể:
-    Tăng nhanh tỉ lệ qua đào taọ trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm 2020, trong đó tỉ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50,0%; ngành công nghiệp từ 78,0% lên 92,0% ngành xây dựng 41,0% lên 56%; ngành dịch vụ tang từ 67,0% lên 88,0%.
-    Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
-    Xây dựng những đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.

II.    PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2012
1.    Phát triển nhân lực theo bậc đào tạo.

Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong toàn nền kinh tế với nền kinh tế với các cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng  30,5 triệu người ( chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người trong tổng số gần 63 triệu người trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề năm 2015 khoảng 34,4 triệu ( bằng 78,5%); số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục – đào tạo năm 2015 khoảng 7 triệu người ( bằng 23,0%), năm 2020 khoảng 9,4 triệu ( bằng 21,5%).Về cơ cấu bậc đào tạo, năm 2015, số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 59,0% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế; bậc cao đẳng: Gần 2 triệu người ( khoảng 6,0%); bậc đại học: Khoảng 3,3 triệu người ( 11,0%) và bậc đại học khoảng 200 nghìn người ( chiếm khoảng 0,7%). Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghể khoảng gần 24 triệu người, chiếm khoảng gần 24 triệu người, chiếm khoảng 54,0% tổng số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng gần 24 triệu người, chiếm khoảng gần 24 triệu người, chiếm khoảng 54,0% tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế; con số tương ứng của bậc trung cấp là khoảng gần 12 triệu người ( 27,0%); bậc cao đẳng: hơn 3 triệu người ( khoảng 7,0%); bậc đại học khoảng 300 nghìn người chiếm (0,7%).

2.    Phát triển nhân lực các nghành, lĩnh vực
a)    Khu vực công nghiệp và xây dựng
-    Nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ mức 10,8 triệu người năm 2010 ( bằng 20%  tổng số nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15 triệu người năm 2015 (bằng 27,0%) và khoảng 20 triệu người năm 2020 ( bằng 31,0%); trong đó nhân lực ngành công nghiệp tăng từ 7,9 triệu người năm 2010 lên khoảng gần 10 triệu người năm 2015 và khoảng 11-12 triệu người năm 2020 lên khoảng gần 10 triệu người năm 2015 và khoảng 11-12 triệu người năm 2020; nhân lực ngành xây dựng tăng 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu người năm 2015 và khoảng 8-9 triệu người năm 2020. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 69,0% trong tổng số nhân lực khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2010 lên 76,0% năm 2015 và hơn 80,0% năm 2020. Trong số nhân lực được đào tạo, trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 66,5% năm 2015 và 56,0% năm 2020; trình độ trung cấp 23,5% năm 2015 và 33,5% năm 2020; trình độ cao đẳng là 4,0% năm 2015 và 4,0% năm 2020; trình độ đại học và  trên đại học 6,0% năm 2015 và 6,5% năm 2020.
-    Trong lĩnh vực công nghiệp, tỉ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 78,0% năm 2010 lên khoảng 82,0% năm 2015 và 92,0% năm 2020; trong đó bậc sơ cấp nghề chiếm khoảng 66,0% năm 2015 và khoảng 51,0% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 23,0% năm 2015 và khoảng 37,0% năm 2020, bậc cao đẳng chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5,0% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 6,5% năm 2015 và khoảng 7,0% năm 2020.
-    Trong lĩnh vực xây dựng, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41,0% năm 2010 lên khoảng 60,0%% năm 2015 và 65,0% năm 2020; trong đó bậc sơ cấp nghề chiếm khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68,0% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 25,0% năm 2015 và khoảng 24,0% năm 2020, bậc cao đẳng chiếm khoảng 2,5% năm 2015 và khoảng 3,0% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5,0% năm 2020.
-    Giai đoạn 2011-2020, đảm bảo có khoảng từ 35,0-40,0% tổng số nhân lực qua đào tạo ngành công nghiệp và khoảng từ 40,0-45,0% tổng số nhân lực qua đào tạo ngành xây dựng được bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.
b)    Khu vực dịch vụ
-    Nhân lực trong khu vực dịch vụ tăng từ mức trên 13 triệu người năm 2010 (chiếm khoảng 26,8% tổng nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15-16 triệu người năm 2015 và khoảng 17-19 triệu người năm 2020 ( khoảng 27,0-29,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế). Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong số nhân lực được đào tạo trong linh vực dịch vụ tăng từ mức 67,0% năm 2010 lên khoảng 80,0% năm 2015 và khoảng 88,0% năm 2020. Trong số nhân lực được đào tạo, trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 45,0% năm 2015 và khoảng 37,0% năm 2020; trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 45,0% năm 2015 và khoảng 37,0% năm 2020; trình độ trung cấp chiếm khoảng 25,0% năm 2015 và khoảng 23,0% năm 2020; trình độ cao đẳng khoảng 7,5 năm 2015 và khoảng 12,0% năm 2020; trình độ cao đẳng khoảng 7,5%  năm 2015 và khoảng 12,0% năm 2020; trình độ đại học và trên đại học khoảng 22,5% năm 2015 và khoảng 27,5% năm 2020.
-    Giai đoạn 2011-2020 cần tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc cho khoảng từ 30,0-35,0% tổng số nhân lực qua đào tạo của khu vực dịch vụ.
c)    Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp
-    Nhân lực trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 là 24,9 triệu người ( chiếm khoảng 51,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế), năm 2015 có khoảng 24-25 triệu người ( khoảng 45,0-46,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế) và năm 2020 khoảng 22-24 triệu người ( tương đương với khoảng 35,0-38,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế). Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 28,0% năm 2015 và khoảng 50,0% năm 2020. Trong số nhân lực được đào tạo, trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 19,0% năm 2015 và khoảng 22,5% năm 2020; trình độ cao đẳng khoảng 6,5% năm 2015 và khoảng 6,0% năm 2020; trình độ đại học và trên đại học khoảng 1,5% năm 2015 và khoảng 2,0% năm 2020. Riêng trong lĩnh vực ngư nghiệp, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo các loại so với tổng nhân lực ngư nghiệp tăng từ mức 28,4% năm 2010 khoảng 45,0% năm 2015 và khoảng 68,0% năm 2020.
-    Giai đoạn 2011-2020, đảm bảo có khoảng từ 40,0-45,0% tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

3.    Phát triển nhân lực của một số ngành lĩnh vực kinh tế đặc thù
a)    Ngành giao thông vận tải
-    Tổng số nhân lực ngành giao thông vận tải đến năm 2015 khoảng 550 nghìn người, trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khoảng 94,0%; năm 2020 tăng lên hơn 630 nghìn người tỷ lệ nhân lực qua đào tạo là khoảng 97,0%. Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề khoảng 6,0% năm 2015 và khoảng 4,5% năm 2020; trình độ trung cấp khoảng 57,5% năm 2015 và khoảng 28,0% năm 2020; trình độ đại học và trên đại học khoảng 9,0% năm 2015 và khoảng 9,5% năm 2020.
-    Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng năng làm việc giai đoạn 2011-2020 chiếm khoảng 30,0-35,0% trong tổng số nhân lực đã qua đào tạo.
b)    Ngành tài nguyên, môi trường
-    Thời kỳ 2011-2015, đào tạo mới và đào tạo nâng cao từ 6.000-8.000 cán bộ đại học về tài nguyên và môi trường, đào tạo mới từ 880-1.000 cán bộ trình độ thạc sỹ và từ 150-200 cán bộ trình tiến sỹ. Trong thời kỳ 2011 – 2015, hàng năm có khoảng 5.000 – 7.000 lược cán bộ các cơ quan cấp huyện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ.
-    Thời kỳ 2016-2020, đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 3.000-4.000 cán bộ trình độ đại học, đào tạo mới khoảng 2.000 – 2.500 cán bộ trình độ thạc sỹ và khoảng 300-350 cán bộ trình độ tiến sỹ. Trong thời kỳ 2016 – 2020, hàng năm có khoảng 6.000 – 8.000 lược cán bộ các cơ quan trung ương; 7.000-10.000 lược cán bộ các cơ quan cấp tỉnh và từ 15.000-20.000 lược cán bộ các cơ quan cấp huyện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
c)    Ngành du lịch
-    Tổng số nhân lực năm 2015 khoảng 620 nghìn người, năm 2020 là 870 nghìn người, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ở hai thời điểm trên khoảng 58,0% tổng số nhân lực của ngành.
-    Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 43,0% năm 2015 và khoảng 43,5% năm 2020, trình độ trung cấp chiếm khoảng 27,5%năm 2015 và khoảng 25,5 % năm 2020, trình độ cao đẳng và đại học khoảng 28,5% năm 2015 và khoảng 29,5% năm 2020, trình độ trên đại học khoảng trên 1,0% năm 2015 và khoảng 1,5% năm 2020.
-    Tỷ lệ nhân lực được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và kĩ năng làm việc trong tổng số nhân lực qua đào tạo của ngành du lịch khoảng 35,0 – 40,0% thời kì 2011 – 2015 và khoảng 30,0 -35,0% thời kì 2016 -2020 .
d)    Ngành ngân hàng
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong ngành khoảng 240 nghìn người, năm 2020 khoảng  300 nghìn người, tỉ lệ nhân lực qua đào tạo cả hai thời điểm khoảng 87,0%. Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình độ trung cấp khoảng 13,0%, trình độ cao đẳng và đại học khoảng 83,0% và  trình độ trên đại học khoảng 4,0%.
-    Tỷ lệ nhân lực được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc trong tổng số nhân lực qua đào tạo của ngành ngân hàng khoảng 10,0 -15,0% thời kỳ 2011 -2015 và khoảng 5,0 – 10,0% thời kỳ 2016 -2020.
e)    Ngành tài chính
-    Nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính thời kỳ 2011 -2015 là trên 2,2 triêu người, thời kỳ 2016 -2020 là trên 1,6 triệu người; trong đó, số người có trình độ đại học trờ lên chiếm khoảng 30,5% năm 2015 và 31,0% năm 2020, tương tự là trình độ cao đẳng khoảng 19,5% năm 2015 và 20,0% năm 2020, trình độ trung cấp khoảng 50,0% năm 2015 và 49,0% năm 2020
-    Nhu cầu  nhân lực cần đào tạo nâng cao trình độ thời kỳ 2011 -2015 khoảng 6.000 người, thời kỳ 2016 -2020 khoảng 4.500 người.
f)    Ngành công nghệ thông tin
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực ngành công nghệ thông tin khoảng 556 nghìn người, năm 2020 là 758 người và hầu hết đều qua đào tạo , trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 65,0% năm 2015 và trên 70,0% năm 2020
-    Thời kỳ năm 2015, số nhân lực cần phải đào tạo bồi dưỡng chiếm khoảng 20,0 -25,0% trong tổng số nhân lực của ngành đã qua đào tạo, tương tự đến năm 2020, số nhân lực cần đào tạo bồi dưỡng khoảng từ 10,0 -20,0%.
g)    Lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
-    Tập trung ưu tiên phát triển đội ngũ nhân lực năng lượng hạt nhân đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển ngành năng lượng hạt nhân an toàn và hiệu quả. Đến năm 2015, tăng tổng số nhân lực ngành năng lượng hạt nhân khoảng 1.800 người và năm 2020 lên khoảng 3.700 người  với 100% tốt nghiệp đại học và trên đại học, trong đó có 700 người có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
h)     Đào tạo nhân để đi làm việc ở ngoài nước.
-    Để nâng cao hiệu quả của việc đưa lao động đi làm ở ngoài nước, cần tập trung đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo lao động lành nghề, đa lĩnh vực …. Tổng số nhân lực được đào tạo để đi làm ở ngoài nước thời kỳ 2011 -2015 khoảng 450 nghìn người và thời kỳ 2016 -2020 khoảng 670 nghìn người với bậc đào tạo khác nhau, trong đó một phần lớn là sơ cấp và trung cấp nghề.

4.    Nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển.
a)    Cán bộ lãnh đạo:
-    Là những người đứng đầu (cấp trưởng và phó) của các cơ quan Đảng, Quốc hội,Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội của Trung ương; cơ quan  Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Sở, Ban, ngành và tương đương, Đoàn, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-    Đến năm 2015, tổng số cán bộ lãnh đạo của cả nước khoảng 200 nghìn người, trong đó, số người có trình độ từ cử nhân đến thạc sỹ, tiến sỹ là hơn 120 nghìn người; năm 2020 có khoảng 220 nghìn người, trong đó, số người có trình độ từ cử nhân đến thạc sỹ, tiến sỹ là 147 nghìn người.
-     Tổng số cán bộ lãnh đạo các cấp cần bồi dưỡng thời kỳ 2011 -2015 khoảng 20 nghìn người, thời kỳ 2016 -2020 khoảng 15 nghìn người.
b)    Đội ngũ công chức, viên chức
-    Đội ngũ công chức, viên chức của cả nước đến năm 2015 có khoảng 5,3 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 52,0% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước. Đến năm 2020, số công chức, viên chức của cả nước khoảng 6 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ khoảng 3,8 triệu người, chiếm khoảng63,0% trong số tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước.
-    Tỷ lệ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thời kỳ 2011 -2015 khoảng  20,0%, thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 15,0% tổng số công chức, viên chức.
c)    Đội ngũ doanh nhân:
-    Đến năm 2015, cả nước có khoảng từ 1,5 – 2,0 triệu doanh nhân, tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chiếm khoảng 78,0% tổng số đội ngũ doanh nhân.
-    Đến năm 2020, cả nước có khoảng từ 2,5-3,0 triệu danh nhân, tỷ lệ danh nhân có trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ chiếm khoảng 80,0% trong tổng số đội ngũ danh nhân.
d)    Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ
-    Đến năm 2015, đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ tăng lên khoảng 103 nghìn người; trong đó số người có trình độ trên đại học khoảng 28 nghìn người.
-    Đến năm 2020, có khoảng 154 nghìn cán bộ khoa học, công nghệ, trong đó, số người có trình độ trên đại học khoảng 40 nghìn người.
e)    Đội ngũ giáo viên, giảng viên
-    Đội ngũ giáo viên giảng viên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
    *    Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệpcó khoảng 38 nghìn người, trong đó khoảng 33,5 nghìn người, trong đó khoảng 62,1 nghìn người, trong đó khoảng 6,0% tổng số giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sỹ; số giáo viên, giảng viên bật đại học khoảng 62,1 nghìn người trong số đó số người có trình độ tiến sĩ khoảng 23,0%.
    *   Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bật trung cấp chuyên nghiệp khoảng 48 nghìn người, trong đó, khoảng 44,2 nghìn người, trong đó 38,5% có trình độ thạc sỹ trở lên; số giảng viên giáo viên bậc cao đẳng khoảng 44,2 nghìn người, trong đó tỹ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 8%; số giáo viên, giảng viên bậc đại học khoảng 75,8 nghìn người, trong đó số giáo viên,giang viên có trình độ tiến sĩ khoảng 30,0%.
-    Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề.
    *   Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 51 nghìn người, trong đó: Giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề khoảng 13 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 24 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 14 nghìn người.
    *   Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 77 nghìn người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề 28 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 31 nghìn người; giáo viên giảng viên sơ cấp nghề khoảng 28 nghìn người.
f)    Đội ngũ cán bộ y tế
-    Đến năm 2015, tổng số cán bộ y tế có khoảng 385 nghìn người, trong đó, số bác sỹ khoảng từ 74-75 nghìn người ( đạt 41 cán bộ y tế/10.000 dân, trong đó đạt khoảng 8 bác sĩ/10.000 dân).
-    Đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế có khoảng 500 ngìn người, trong đó số bác sĩ khoảng từ 96 – 97 nghìn người ( đạt 52 cán bộ y tế/ 10.000 dân, trong đó đạt khoảng 10 bát sĩ/10.000 dân).
g)    Đội ngũ cán bộ văn hoá, thể thao
-    Đến năm 2015, nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực văn hoá, thể thao có khoảng 88 nghìn người, năm 2020 khoảng 113 nghìn người; trong đó, lĩnh vực văn hoá năm 2015 khoảng 57 nghìn người, năm 2020 khoảng 75 nghìn người ; lĩnh vực thể dục thể thao năm 2015 khoảng 22 nghìn người, năm 2020 khoảng 28 nghìn người; lĩnh vực gia đình năm 2015 khoảng 2 nghìn người, năm 2020 khoảng 2,4 nghìn người.
h)    Đội ngũ cán bộ tư pháp
-    Nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đến năm 2020 cần bổ sung thêm khoảng 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên chính, khoảng 4.300 đến 4.500 thư ký thi hành án, 1.600 kế toán.
-    Đến năm 2020, ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18 nghìn luật sư và khoảng 2.000 công chứng viên, đào tạo cán bộ pháp luật cho các doang nghiệp vừa và nhỏ (mỗi doanh nghiệp cần từ 1 – 2 cán bộ pháp luật).
-    Các cơ quan tư pháp địa phương đến năm 2020 cần khoảng 17.000 người, trong đó, nhu cầu của Sở Tư pháp khoảng 1.500 người; các Phòng Tư pháp cấp huyện khoảng trên 3.000 người và công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã khoảng hơn 12.000 người.
i)    Đội ngũ cán bộ toà án
Đến năm 2020, ngành toà án cần bổ sung khoảng 1.000 người mỗi năm, trong đó có khoảng 500 thẩm phán. Như vậy, nhu cầu nhân lực của ngành toà án đến năm 2020 là khoảng hơn 22.000 cán bộ, công chức, cụ thể:
-    Nhu cầu nhân lực của Toà án nhân dân tối cao khoảng 2.000 người, trong đó thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là 17 người; thẩm phán của 3 toà án nhân dân cấp cao là 150 người.
-    Nhu cầu nhân lực của các Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khoảng 6.500 người, trong đó có khoảng 2.000 thẩm phán
-    Nhu cầu nhân lực của các Toà án nhân dân cấp huyện là khoảng 3.500 người, trong đó thẩm phán khoảng 5.500 người.
j)    Nhân lực để phát triển các ngành kinh tế biển
Chiến lực biển Việt Nam xác định: “… Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế đóng góp khoảng 53,0-55,0% GDP, 55,0-56,0% kinh nghạch xuất khẩu của cả nước…”. Các nghành kinh tế biển sẽ có sức hút lớn đối với thị trường lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực là được đào tạo với chất lượng ngày càng cao.
Kinh tế biển là lĩnh vực tổng hợp đa nghành nghề và mỗi lĩnh vực lại có tính chuyên nghiệp cao. Do đó việc đào tạo nhân lực cho các nghành kinh tế biển cần được tiếp cận một cách tổng thể, đồng thời cho sự phân công, chuyên sâu đối với từng lĩnh vực tại mỗi vùng, mỗi địa phương. Trước mắt để đáp ứng một số mục tiêu cơ bản của chiến lược biển đến năm 2020 cần tập trung đào tạo nhân lực cho một số lĩnh vực quang trọng như dầu khí, vận tải biển, đóng tàu, du lịch biển, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu hải sản, dịch vụ cản biển, nghiên cứu khoa học – công nghệ biển…; phấn đấu đến năm 2020tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80,0% trong tổng số nhân lực của các ngành kinh tế biển.
k)    Nhân lực của các lực lượng vũ trang
Đảm bảo phát triển nhân lực của lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong mọi tình huống.

5.    Phát triển nhân lực các vùng kinh tế - xã hội
a)    Vùng trung du và miền núi phía bắc
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 7,5 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 khoảng trên 7,0% năm, đạt khoảng 3,2 triệu người tăng 900 nghìn người so với năm 2010 và chiếm khoàng 43,0% tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 1,3 triệu người, khu công nghiệp và xây dựng khoảng 850 nghìn người và khu vực dịch vụ khoảng 1,1 triệu người.
-    Đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của các vùng khoảng 8,2 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo hằng năm thời kỳ 2016 – 2020 khoảng gần 7,0% năm, đạt khoảng 4,5 triệu người ( tăng 1,3 triệu người so với năm 2015) và chiếm khoảng 55,0% tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 khoảng 2020 khoảng 1,9 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 1,4 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 1,2 triệu người.
-    Trong giai đoạn 2011-2020, cần tập trung đào tạo nhân lực cho các nghành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của vùng là: Sản xuất, chế biến các loại nông – lâm sản chất lượng và giá trị kinh tế cao ( chè, hồi, quế, nguyên liệu giấy, các loại dược liệu quý, sữa bò…; công nghiệp chế biến khoáng sản, thủy điện, công nghiệp cơ khí ( chế tạo và sữa ô tô, xe máy, máy nông nghiệp…), (chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp vật liệu, du lịch dịch vụ, kinh tế cửa khẩu…).
b)    Vùng đồng bằng sông Hồng
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 13,0 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 khoảng 8,0%/năm, đạt khoảng 9 triệu người ( tăng 2,6 triệu người so với năm 2010) và chiếm khoảng 73,0% tổng số nhân luc75lam2 việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực đào tạo qua khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng gần 2 triệu người, khu vực công và xây dựng khoảng 3,6 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 3,7 triệu người.
-    Đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 15 triệu người; Tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 7,0%/ năm, đạt khoảng 13 triệu người (tăng 4 triệu người so với năm 2015) và chiếm khoảng 89,0% tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 khoảng 3,8 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng là 4,7 triệu ngừoi và khu vực dịch vụ là 4,5 triệu người.
-    -     Trong giai đoạn 2011 – 2012, cần tập trung đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của vùng như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu mới, chế biến dược phẩm và thực phẩm… Đào tạo trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy, kỹ thuật điện, sản xuất vật liệu, du lịch, viễn thông…
c)    Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 12 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 8,0%/năm, đạt khoảng 6 triệu người (tăng 2 triệu người so với năm 2010) và chiếm khoảng48,0% tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 2 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 2 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 2 triệu người.
-    Đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 13 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 9,0%/năm, đạt khoảng 8,5 triệu người (tăng 3 triệu người so với năm 2015) và chiếm khoảng 65,0% tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 khoảng 3 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 3 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 2,5 triệu người.
-    Trong giai đoạn 2011 – 2020, cần tập trung đào tâọ nhân lực đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho các ngành và lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của vùng là: Công nghiệp lọc hoá dầu, cơ khí (đóng và sữa chữa tàu thuyền, chế tạo và sữa chữa ôtô, máy động lực, máy nông nghiệp…), chế tạo và lắp ráp thiết bị điện – điện tử, công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, thiết bị tin học, vật liệu mới, vật liệu cao cấp…); công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu; dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ gắn với phát triển du lịch và các dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, pháp lý, môi trường, viễn thông, phát triển thị trường bất động sản…
d)    Vùng Tây Nguyên
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng là khoảng 3,2 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 9,0%/năm, đạt khoảng 1,3 triệu người (tăng 900 nghìn người so với năm 2010) và chiếm khoảng 41,0% tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 580 nghìn người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 340 nghìn người và khu vực dịch vụ khoảng 390 nghìn người.
-    Đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 3,6 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm 2016 – 2020 khoảng 5,5%/năm, đạt khoảng 1,8 triệu người (tăng 400 nghìn người so với năm 2015) và chiếm khoảng 50,0% tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 khoảng 780 ngàn, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 520 nghìn người và khu vực dịch vụ khoảng 452 nghìn người.
-    Trong giai đoạn 2011 – 2020, tập trung đào tạo đủ nhân lực cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của vùng là: Thuỷ điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản…; nhân lực kỹ thuật cho phát triển các ngành trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… Phát triển đào tạo nhân lực tại chỗ cho các ngành dịch vụ: Tài chính ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
e)    Vùng Đông Nam Bộ
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng là khoảng 9 triệu người, tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 8,0%/năm, đạt khoảng 6,8 triệu người (tăng hơn 2 triệu người so với năm 2010) và chiếm khoảng 76,0% tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đạo tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 500 nghìn người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 3,2 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 3,1 triệu người.
-    Đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 10,6 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 7,0%/năm, đạt khoảng 9,8 triệu người (tăng 3 triệu người so với năm 2015) và chiếm khoảng 92,0% tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 khoảng 1 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 4,5 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 4,3 triệu người.
-    Giai đoạn 2011 – 2020, tập trung đào tạo đủ nhân lực có chất lượng cho các ngành có hàm lượng chất xám cao, các ngành có giá trị gia tăng cao như ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin – viễn thông, hoá dầu, kỹ thuật điện, điện tử, cơ khí chế tạo, nhóm ngành thiết kế, các dịch vụ du lịch chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao…
f)    Vùng đồng bằng sông Cửu Long
-    Đến năm 2015, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng là khoảng 11 triệu người, tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 13,0%/năm, đạt khoảng 4 triệu người (tăng 2 triệu người so với năm 2010) và chiếm khoảng 36,0% tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 1 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 1 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 2 triệu người.
-    Đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế của vùng khoảng 12 triệu người; tốc độ tăng nhân lực qua đào tạo bình quân hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 9,0%/năm, đạt khoảng 6,5 triệu người (tăng 2,5 triệu người so với năm 2015) và chiếm khoảng 51,0% tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế vùng. Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 khoảng 2,5 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 2 triệu người và khu vực dịch vụ khoảng 2 triệu người.
-    Trong giai đoạn 2011 – 2020 tập trung đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ hải sản xuất khẩu; chế biến rau quả, chế biến thịt, cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí sữa chữa, điện, điện tử, công nghệ thông tin, hoá chất, dược phẩm, công nghiệp dệt may, da giày…

CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG CHÚC CÁC BẠN CÓ 01 SỰ LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ THẬT ĐÚNG ĐẮN, PHÙ HỢP VỚI NĂNG LỰC, SỞ THÍCH CỦA MÌNH ĐẶC BIỆT LÀ NGÀNH HỌC ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU CỦA XÃ HỘI
=> CÓ CƠ HỘI VIỆC LÀM CAO SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ONLINE DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC BẠN QUA FACEBOOK VÀ YAHOO Y!

vivatuvan hoặc tuvancaodangviendong




THÔNG TIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TPHCM - TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Địa chỉ khu trường mới:                     Lô số 2, Công viên Phần mềm Quang trung, Q. 12, TP. HCM
Văn phòng tuyển sinh:                       164 Nguyễn Đình Chính, Phường 11, Q.Phú Nhuận, TP. HCM
HOTLINES:                                           (08) 3997 14 16 - (08) 22 459 333 - 0962 05 03 03 – 0964 05 01 01
Website:                                                www.viendong.edu.vn;     www.vido.edu.vn
Tư vấn online: Facebook và Y!:         vivatuvan
                                                              [email protected]



Lệ Thu

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400