Đ.Hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2014-2015

Ngày gửi 09/10/2014

 -  5529 Lượt xem

         ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG
 
      Số: 0115/HD–ĐTN–CĐVĐ                                                    TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2014 
 
 
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN
* * *
     Đại hội chi đoàn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong một nhiệm kỳ, đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau, bầu Ban Chấp hành mới để lãnh đạo chi đoàn giữa hai kỳ đại đội, Chấp hành là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng đối với tất cả các đoàn viên hiện đang sinh hoạt.
     Chuẩn bị tốt đại hội chi đoàn là nhiệm vụ của mỗi đoàn viên, Ban Chấp hành chi đoàn cần phân công công việc phù hợp tuỳ theo khả năng của từng đoàn viên.
I. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN:
   1. Nhiệm vụ của Đại hội Chi đoàn.
     Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban chấp hành; quyết
định phương hướng thảo luận nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới; bầu Ban Chấp hành mới; góp ý kiến vào các văn kiện của đại hội đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (nếu có).
   2. Một số nguyên tắc khi tổ chức Đại hội Chi đoàn:
   -  Đại hội chi Đoàn là đại hội đoàn viên, thành phần tham dự đại hội Chi đoàn là toàn thể đoàn viên của Chi đoàn.
   -  Đại hội Chi đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số Đoàn viên của chi Đoàn tham dự.
   -  Các vấn đề liên quan đến bầu cử (các vấn đề liên quan đến bầu cử được quy định cụ thể trong Thể lệ bầu cử – một văn bản mà Ban Chấp hành chi đoàn cần chuẩn bị trước khi tiến hành đại hội):
     + Việc bầu Ban chấp hành Chi đoàn, đoàn đại biểu tham dự đại hội Đoàn
Khoa (nếu có) phải được bầu cử tại Đại hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
     + Đối với việc bầu đoàn chủ tịch, thư ký đại hội, ban kiểm phiếu thông qua
bằng hình thức biểu quyết.
     + Khi bầu cử hoặc biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu kể cả phiếu không hợp lệ (đối với hình thức bầu cử) hoặc có quá nửa số đoàn viên có mặt (đối với hình thức biểu quyết) tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị.
     + Trong quá trình bầu mà có 02 người trúng cử trở lên cùng số phiếu mà thì xin ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên và xin ý kiến toàn thể đại hội để quyết định phương thức thức bầu chọn bằng biểu quyết hay tiếp tục bỏ phiếu bầu.
   a. Nhiệm kỳ, hình thức và số lượng Ban Chấp hành:
   - Nhiệm kỳ: Các đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở, 01 năm tổ chức đại hội 01 lần.
   - Hình thức: Tổ chức đại hội đoàn viên. Số lượng Ban Chấp hành:
     +  Chi đoàn có từ 3 đến 8 đoàn viên. Bầu Bí thư, nếu cần thiết thì có thể bầu phó Bí thư.
     +  Chi đoàn có từ 09 đoàn viên trở nên: Bầu Ban Chấp hành từ 3 đến 5 đồng chí,
trong đó có Bí thư và phó Bí thư. 
   b Tổ chức Đại hội:
   Căn cứ định hướng chỉ đạo của Cấp uỷ chi bộ và Đoàn cấp trên trực tiếp, xây dựng kế hoạch đại hội chi đoàn cần có các phần sau:
   - b.1. Công tác chuẩn bị.
   - b.1.1. Mục đích, yêu cầu của Đại hội:
   - Mục đích: Những vấn đề nào mà Đại hội kỳ này cần phải giải quyết như:
     +  Nội dung: Có sự thay đổi gì không so với nhiệm kỳ này phải có trong nội
dung.
     +  Nhân sự: Có thay đổi so với nhiệm kỳ qua…
     +  Phong trào: Có cần phải bổ sung phong trào nào không…
   - Yêu cầu: Chi ra cụ thể yêu cầu
     +  Đối với Ban tổ chức đại hội như phải đúng điều lệ, dân chủ, công khai, tiết kiệm,…
     +  Đối với người dự đại hội như phải đi dự đúng giờ, ăn mặc nghiêm túc, có trách
nhiệm trong thảo luận,…
   - b.1.2. Nội dung:
     + Dự thảo báo cáo tổng kết công tác của chi đoàn nhiệm kỳ tới.
     + Bản kiểm điểm của Ban Chấp hành trong lãnh đạo thực hiện Nghi quyết của chi đoàn.
     + Những nội dung cần thảo luận thông qua một số câu hỏi gợi ý.
     + Đề án nhân sự Ban Chấp hành chi đoàn mới.
     + Nội dung thẩm tra tư cách đoàn viên, thể lệ bầu cử, danh sách bầu cử, phiếu bầu.
     + Dự thảo nghị quyết, lời khai mạc, bế mạc...
     + Xin ý kiến Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp uỷ Chi Bộ về những vấn đề nêu trên.
   - b.1.3. Thời gian: 01 buổi (từ 6/10 đến 20/10) nên chọn thời điểm phù hợp để đoàn viên tham dự đầy
đủ, nên có chương trình văn nghệ, trò chơi hoạt náo,.. (ít nhất phải có 2/3 đoàn viên tham gia dự thì đại hội mới có giá trị).
   - b.1.4. Địa điểm: Nên chọn phòng học lớn để đại hội được nghiêm túc và dễ trang trí.
   - b.1.5. Lập Ban tổ chức Đại hội: phụ trách các mảng như nội dung; tuyên truyền; 
hoạt động; trang trí tiếp tân, hậu cần. Phân công chủ toạ Đại hội, thư ký, điều khiển chương trình, tổ bầu cử.
   - b.1.6. Phương tiện và nội dung khác: Phương tiện để trang trí; âm thanh; ánh sáng; văn kiện; thư triệu tập đoàn viên dự đại hội, thư mời đại biểu, các chi đoàn bạn,…
   - b.1.7. Dự trù kinh phí: Liên kết kinh phí từng phần, từng mục.
   - b.1.8. Tiến độ: Gắn với thời gian cụ thể thực hiện từng nội dung.
   - b.2. Lên chương trình chi tiết đại hội:
 - Phần khai mạc:
    +  Nghi thực khai mạc: Chào cờ (hát Quốc ca, Đoàn ca), phút mặc niệm.
    +  Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
    +  Bầu chủ toạ đại hội.
    +  Chủ toạ giới thiệu thư ký đại hội.
- Phần điều hành Đại hội:
    +  Chủ toạ đại hội báo cáo tình hình đoàn viên tham dự Đại hội (có biểu quyết)
    +  Công bố chương trình Đại hội (có biểu quyết)
    +  Trình bày dự thảo báo cáo tổng kết, phương hướng, tự kiểm của Ban Chấp hành.
    +  Đại hội thảo luận.
    +  Ban chấp hành chi đoàn tuyên bố mãn nhiệm kỳ
    +  Chủ toạ đại hội trình bày đề án nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ tới gồm yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng và dự kiến nhân sự mới của Ban Chấp hành (có biểu quyết từng phần). 
    +  Đại hội thảo luận, ứng cử, đề cử nhân sự mới của Ban Chấp hành.
    +  Chủ toạ Đại hội giải đáp thắc mắc, quyết định cho rút tên, chốt lại số lượng, danh sách ứng cử viên Ban Chấp hành mới (có biểu quyết).
    +  Bầu ban kiểm phiếu.
    +  Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ bầu cử.
    +  Tổ chức bầu cử, công bố kết quả bầu cử; Ban Chấp hành chi đoàn mới ra mắt, nhận nhiệm vụ.
    +  Phát biểu của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên (chủ toạ tiếp thu ý kiến).
    +  Thông qua dự thảo Nghị quyết và điều khiển biểu quyết Nghị quyết Đại hội.
- Phần bế mạc:
+  Tổng kết, tuyên bố bế mạc Đại hội.
+  Chào cờ bế mạc (không hát).
 b.3 . Sau Đại hội:
   Ban chấp hành mới họp phiên đầu tiên, phân công chức trách, nhiệm vụ cho từng ủy viên (bầu bằng bỏ phiếu kín).Gửi hồ sơ báo cáo lên Đoàn trường gồm:
   - Đề nghị chuẩn y Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
   - Biên bản đại hội Chi đoàn.
   - Biên bản hội nghị ban chấp hành Chi đoàn lần 1 (Bầu các chức danh).
   - Biên bản kiểm phiếu của bầu Ban chấp hành Chi đoàn.
   - Văn kiện đại hội đã chỉnh sửa theo ý kiến thảo luận và đóng góp của Đoàn viên trong Đại hội.
   - Nghị quyết đại hội Chi đoàn.
   - Lý lịch trích ngang của BCH chi đoàn.
   - Toàn bộ phiếu bầu
   - Tiến hành tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội.
   3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong Đại hội.
   3.1. Chủ toạ Đại hội: (do Đại hội biểu quyết thông qua)
   Là những người có nhiệm vụ điều hành Đại hội theo chương trình đã được Đại hội thống nhất, hướng dẫn cho đoàn viên thảo luận, biểu quyết văn kiện Đại hội, lãnh đạo việc bầu cử Ban Chấp hành chi đoàn mới, giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội. Cần chọn những cán bộ, đoàn viên có khả năng tổ chức, ham hiểu nguyên tắc trong Ban Chấp hành chi đoàn đương nhiệm hoặc nhân sự dự kiến trong Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới. Chi đoàn có từ 3-8 đoàn viên thì chỉ được bầu 1 nhân sự chủ toạ, chi đoàn có đoàn viên đông hơn thì bầu 3 nhân sự thành Đoàn chủ tịch, bầu bằng hình thức biểu quyết.
   3.2. Thư ký Đại hội: (do chủ toạ giới thiệu và báo cáo với Đại hội)
   Là người ghi biên bản Đại hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong Đại hội. Nên chọn những đoàn viên viết nhanh, biết cách ghi tổng hợp ý chính, biết dự thảo nghị quyết Đại hội.
   3.3. Tổ bầu cử:
   Có nhiệm vụ hướng dẫn thể lệ cử bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Tổ bầu cử thường có từ 2 – 3 đồng chí, bầu tổ bầu cử bằng hình thức biểu quyết, nhân sự của tổ bầu cử thì không được có tên trong danh sách ứng cử Ban Chấp hành mới, cần chọn những đoàn viên nắm vững nguyên tắc bầu cử.
   3.4. Bộ phận phụ trách nội dung:
   Làm dự thảo báo cáo tổng kết công tác của chi đoàn, phương hướng hoạt động chi
đoàn nhiệm kỳ tới, tự kiểm Ban Chấp hành trong lãnh đạo thực hiện nghị quyết của chi đoàn, những nội dung cần thảo luận, đề án nhân sự Ban Chấp hành chi đoàn mới, nội dung thẩm tra tư cách đoàn viên, lời khai mạc, bế mạc...
Xây dựng đề án nhân sự Ban Chấp hành mới phải có các nội dung cơ bản sau: 
   + Số lượng Ban Chấp hành: Căn cứ vào số lượng đoàn viên hiện có:
   + Tiêu chuẩn: Trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, đạo đức, thực tiển phong trào, nghiệp vụ công tác Đoàn, kỹ năng tổ chức phong trào, quan tâm quần chúng.
   + Cơ cấu: Đại diện cho nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần, nghề nghiệp.
Các nội dung trên phải có sự thống nhất cao trong đại hội, đảm bảo tính dân chủ trong tự ứng cử, đề cử lúc trình bày đề án nhân sự.
   3.5. Công tác tuyên truyền và trang trí:
   + Công tác tuyên truyền:
   Phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội, trang trí panô, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao trước, trong hoặc sau Đại hội.
   + Trang trí đại hội: từ dưới nhìn lên.
   + Trên cùng ngang phông là khẩu hiệu: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm’’
 
 
DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN
Năm 2014-2015
 
1. Công văn gửi BTV Đoàn trường xin ý kiến chỉ đạo về thời gian và cơ cấu nhân sự
BCH chi đoàn tổ chức Đại hội chi đoàn năm 2014-2015.
2. Thư triệu tập
3. Chương trình đại hội
4. Kịch bản chi tiết (gợi ý)
5. Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu
6. Đề cương báo cáo tổng kết công tác đoàn năm học 2013-2014 và phương hướng hoạt động năm học 2014-2015
7. Mẫu phiếu bầu (Dùng cho bầu cử trong cả bầu BCH Chi đoàn, bầu Bí thư, Phó Bí thư CĐ)
8. Biên bản kiểm phiếu bầu BCH Chi đoàn
9. Biên bản họp Hội nghị BCH bầu các chức danh của Chi đoàn
10.Biên bản Đại hội Chi đoàn.
11.Nghị quyết Đại hội Chi đoàn
12.Công văn đề nghị công nhận BCH và các chức danh chủ trốt của CĐ.
13.Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang của BCH mới.
 
 
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ THỂ LỆ BẦU CỬ
BAN CHẤP HÀNH
(Tham khảo thêm Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn)
 
 
   I. VỀ NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN TRÚNG CỬ:
    - Căn cứ vào kết quả biểu quyết của đại hội về:
    + Số lượng được bầu là: .................................................đ/c
    + Danh sách ứng cử viên là:............................................đ/c.
    - Việc bầu cử nhân sự Ban Chấp hành (đại biểu dự đại hội cấp trên) phải được tiến
hành bằng cách bỏ phiếu kín.
    - Khi bầu cử phải có một phần hai phiếu bầu (kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ) tán thành thì người được bầu mới trúng cử.
    - Trong quá trình bầu cử, nếu bầu lần thứ nhất mà chưa đủ số lượgn định bầu; việc có tiếp tục bầu lần thứ hai hay không sẽ do đại hội quyết định. Nếu đại hội quyết định bầu lần 2 mà vẫn không đủ số lượng thì không tiến hành bầu tiếp nữa. (Trường hợp bầu đại biể dự đại
hội đoàn cấp trên phải báo cáo xin ý kiến của BCH Đoàn cấp trên).
    - Trường hợp số người được quá một phần hai số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì
chỉ lấy đủ số lượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
    - Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có hai người trở lên có số phiếu bằng
nhau và đều quá nửa số phiếu bầu, thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó để chọn
người có số phiếu cao hơn. Người trúng cử trong số đó phải có quá một phần hai số phiếu bầu.
 
   II. VỀ THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH:
   a. Về phiếu bầu:
   - Phiếu bầu hợp lệ là phiếu do Ban tổ chức Đại hội phát hành. Phiếu được in sẵn danh sách bầu cử do Đại hội thông qua theo vần chữ cái A,B,C...., có...............của Ban Chấp hành. Phiếu bầu cử đủ số lượng định bầu (cụ thể là bầu ..... đồng chí); hoặc ít hơn số lượng định bầu (cụ thể là bầu ít hơn ..... đồng chí), nhưng không được bỏ hết tên người trong danh sách.
   - Phiếu không hợp lệ là phiếu không do Ban kiểm phiếu phát ra; không có dấu của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội; phiếu xóa giữa hai dòng chữ ghi học tên người trong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu bầu nhiều hơn số lượng định bầu; phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử đã được Đại hội thông qua; phiếu có ký tên người bầu, đánh dấu ký hiệu riêng.
   b. Về cách bầu:
   - Đại biểu nhận phiếu bầu từ Ban kiểm phiếu Đại hội.
   - Căn cứ vào danh sách ứng cử viên đã được đại hội thông qua (bao gồm ... đồng chí)
thì mỗi đại biểu được bầu chọn tối đa là ....đồng chí trên tổng số ứng cử viên.
   - Đại biểu tín nhiệm ai thì đánh dấu đồng ý người đó; không tín nhiệm ai thì đánh dấu
không đồng ý, không đánh dấu giữa 2 ô hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác. Tuyệt đối không
được ký tên đại biểu hoặc ký hiệu riêng vào phiếu bầu.
   - Khi bầu xong, đại biểu tự bỏ phiếu của mình vào thùng phiếu được đặt tại vị trí quy định trong hội trường.
   - Đại biểu bầu xong phải chờ nghe kết quả kiểm phiếu. 
 
Tài liệu Đại hội Chi đoàn download tại đây

BTV Đoàn Trường

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400