Bài trắc nghiệm lựa chọn ngành học cho thí sinh và Dự báo Nhu cầu nguồn nhân lực từ 2018 - 2020 đến 2025

Ngày gửi 26/02/2019

 -  30195 Lượt xem

Nhằm giúp các bạn thí sinh có sự lựa chọn đúng đắn ngành học cho tương lai của mình, Trường Cao đẳng Viễn Đông gửi đến các bạn Bài trắc nghiệm lựa chọn ngành học dành cho thí sinh, hy vọng sẽ giúp các bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội hiện nay và tương lai.
Ngoài ra, trong bài viết có nêu thông tin rõ về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực các ngành trọng điểm giai đoạn 2018 - 2020 đến 2015

BÀI TRẮC NGHIỆM CHỌN NGÀNH HỌC PHÙ HỢP VỚI NĂNG LỰC, SỞ TRƯỜNG

BƯỚC A: Thực hiện bài trắc nghiệm để xác định được ngành học phù hợp sở trường của bản thân:

Khi được hỏi về việc chọn ngành, chọn trường trong kỳ tuyển sinh, Có bạn nói: “Em xin xét vào ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa vì gần hết lớp của em xét vào đó, em không xét trường đó mà xét trường khác thì buồn lắm”. Có bạn lại nói “ bố mẹ em bắt em học trường y nên em phải chọn xét vào trường y... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường.
Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay “Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này.” Chính xác như thế. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách, sở thích của bản thân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?
Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:

Bước thứ nhất: các bạn tự điền vào sáu phiếu “tự khám phá sở thích” A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của bạn ở hướng đó.

Đây là bộ công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của John Holland. Bộ công cụ này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết do chính ông dày công tìm hiểu. Lý thuyết này chia tố chất và năng lực cá nhân làm 6 nhóm tương ứng: Realistic; Entrepreneur; Social; Gov. Officials; Researcher; Artistic. Dựa vào kết quả trắc nghiệm nghề nghiệp, các cá nhân có thể điều chỉnh vị trí công việc trong ngành nghề đang làm việc, hoặc một phần có thê sử dụng để so sánh - chọn lựa ngành nghề phù hợp cho tương lai.

Mỗi nhóm người đều có một kiểu đối lập, và những kiểu liền kề. Do đó bài trắc nghiệm trên ngoài kiểu người nổi trội nhất, còn chỉ ra thêm các kiểu người nổi trội kế tiếp. Việc chọn nghề không chỉ dựa vào kết quả nổi trội nhất, mà nên kết hợp với các kiểu người nổi trội tiếp theo.

Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5. Đánh giá trung thực và thật lòng với bản thân.
Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm.

Luôn không đúng

(Rất thấp)

Thường xuyên không

(Thấp)

Đôi khi đúng

(Vừa)

Thường xuyên đúng

(Cao)

Luôn đúng

(Rất cao)

1

2

3

4

5

Sau đó, bạn tính tổng điểm của mỗi phiếu. Ví dụ:

Phiếu A

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có tính tự lập

     

X

 

4

 2. Có đầu óc thực tế

       

X

5

 3. Dễ thích nghi, linh động

   

X

   

3

  4. Vận hành máy móc, thiết bị

   

X

   

3

 5. Làm các công việc thủ công

   

X

   

3

 6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật

 

X

     

2

 7. Làm công việc mang tính thực hành

   

X

   

3

 8. Thấy được kết quả công việc

   

X

   

3

 9. Làm việc ngoài trời

 

X

     

2

 Tổng điểm

28


Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.

Phiếu A

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có tính tự lập

 

 

 

 

 

 

 2. Có đầu óc suy nghĩ thực tế

 

 

 

 

 

 

 3. Dễ thích nghi, linh động

 

 

 

 

 

 

 4. Vận hành máy móc, thiết bị

 

 

 

 

 

 

 5. Làm các công việc thủ công

 

 

 

 

 

 

 6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật

 

 

 

 

 

 

 7. Làm công việc mang tính thực hành

 

 

 

 

 

 

 8. Thấy được kết quả công việc

 

 

 

 

 

 

 9. Làm việc ngoài trời

 

 

 

 

 

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu B

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính tìm hiểu, khám phá

           

 2. Có đầu óc phân tích

           

 3. Tính logic

           

 4. Quan sát, phản ánh, nghiên cứu

           

 5. Tổng hợp, khái quát, suy diễn

           

 6. Điều tra, phân loại, kiểm tra đánh giá

           

 7. Tự tổ chức công việc

           

 8. Thực hiện những vấn đề phức tạp

           

 9. Khả năng giải quyết các vấn đề

           

 Tổng điểm

 

 

Phiếu C

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Dễ xúc động

           

 2. Có óc tưởng tượng

           

 3. Tự do, không khuôn mẫu, bốc đồng

           

 4. Trình diễn, diễn xuất

           

 5. Có thể chụp ảnh, vẽ, trang trí, điêu khắc

           

 6. Năng khiếu âm nhạc

           

 7. Khả năng viết, trình bày ý tưởng

           

 8. Sáng tạo ý tưởng, chương trình... mới

           

 9. Thoải mái biểu lộ ý thích riêng

           

 Tổng điểm

 

 

Phiếu D

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính thân thiện, giúp đỡ người khác

         

 

 2. Thích gặp gỡ, làm việc với con người

         

 

 3. Lịch thiệp, tử tế

         

 

 4. Khuyên bảo, huấn luyện, giảng giải

         

 

 5. Lắng nghe và sẵn sàng phục vụ

         

 

 6. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

         

 

 7. Hoạt động vì mục tiêu xã hội, cái chung

         

 

 8. Đóng góp để thế giới tốt đẹp hơn

         

 

 9. Khả năng hòa giải, giải quyết sự việc

         

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu E

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính phiêu lưu, mạo hiểm

         

 

 2. Tính quyết đoán

         

 

 3. Năng động

         

 

 4. Diễn đạt, tranh luận, thuyết phục

         

 

 5. Quản lý, chỉ đạo, xbạn xét, đánh giá

         

 

 6. Đặt ra mục tiêu, kế hoạch và quyết định

         

 

 7. Gây ảnh hưởng đối với người khác

         

 

 8. Cạnh tranh, vượt lên người khác

         

 

 9. Được sự kính trọng,vị nể

         

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu F

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có đầu óc tổ chức, sắp xếp, ngăn nắp

           

 2. Cẩn thận, tỉ mỉ

           

 3. Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy

           

 4. Tính toán, so sánh, ghi chép số liệu

           

 5. Lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin

           

 6. Dự kiến về chi tiêu, ngân sách

           

 7. Làm công việc có nhiệm vụ rõ ràng

           

 8. Lên kế hoạch, điều phối công việc

           

 9. Làm việc với con số, theo các quy định

           

 Tổng điểm

 

Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của bạn, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau:

•    Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao...

•    Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học...

•    Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa...

•    Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội...

•    Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing...

•    Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán…
Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó.

Bước B: Kiểm tra ngành vừa chọn so với nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai sắp tới như thế nào (dựa vào bảng định hướng nhu cầu nguồn nhân lực từ năm 2018-2020 đến năm 2025):

 

DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG ĐIỂM

GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 ĐẾN 2025

Căn cứ vào số liệu thống kê từ các nguồn và số liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp hệ số co giãn việc làm kết hợp với phương pháp kinh tế lượng cùng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM dự báo về nhu cầu nhân lực thành phố giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 như sau:

Giai đoạn 2018  – 2020, tổng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế thành phố tăng trung bình 2,1% một năm từ mức 4.346 nghìn người năm 2018 lên khoảng 4.611 nghìn người vào năm 2020. Giai đoạn 2021 – 2025, tổng nhu cầu nhân lực tăng trung bình 3% một năm, lên khoảng 5.345 nghìn người vào năm 2025.

Theo định hướng đến năm 2025, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực dịch vụ, nhu cầu nhân lực giữa các khu vực cũng có sự dịch chuyển. Đến năm 2018, 2020 và 2025, cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: Dịch vụ (65,19% - 65,68% - 67,84%) – công nghiệp, xây dựng (32,70% - 32,40% - 30,73%) và nông nghiệp (2,11% - 1,92% - 1,43%).

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 19%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 45%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 36%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 - 5%.

Trong giai đoạn 2018 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo bình quân  chiếm 85%, nhu cầu nhân lực  bình quân có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

Biểu 1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành kinh tế

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Nông nghiệp

2

6.000

2

Công nghiệp - Xây dựng

28

84.000

3

Dịch vụ

70

210.000

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

300.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Loại hình

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

1

Nhà nước

5

15.000

2

Ngoài nhà nước

64

192.000

3

Có vốn đầu tư nước ngoài

31

93.000

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

300.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Cơ khí

5

15.000

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

8

24.000

3

Chế biến lương thực thực phẩm

4

12.000

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

12.000

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

21

63.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

5

15.000

2

Giáo dục – Đào tạo

6

18.000

3

Du lịch

9

27.000

4

Y tế

5

15.000

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

4

12.000

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

9.000

7

Thương mại

13

39.000

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

5

15.000

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

5

15.000

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

55

165.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 5:  Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc  
(Người/ năm)

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

8

24.000

2

Dịch vụ phục vụ

9

27.000

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

10

30.000

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

4

12.000

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

5

15.000

6

Công nghệ - Nông lâm

4

12.000

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

3

9.000

8

Ngành nghề khác

3

9.000

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

46

138.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Nhóm ngành

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc  
(Người/ năm)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

89.250

2

Khoa học tự nhiên

7

17.850

3

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính

33

84.150

4

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

20.400

5

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

12.750

6

Y - Dược

5

12.750

7

Nông – Lâm – Thủy sản

3

7.650

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

10.200

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

255.000

Ghi chú: Tổng số 255.000 chỗ làm việc tính trên nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp  – Cao đẳng – Đại học

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Trình độ nghề

2018 - 2020

2021 - 2015

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

1

Trên đại học

2

6.000

2

6.000

2

Đại học

15

45.000

18

54.000

3

Cao đẳng

16

48.000

16

48.000

4

Trung cấp

27

81.000

28

84.000

5

Sơ cấp nghề

20

60.000

21

63.000

6

Lao động chưa qua đào tạo

20

60.000

15

45.000

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

300.000

100

300.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn 2018 – 2020 đến 2025 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề. Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ.

Nguồn: Ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc TT Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM

http://dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/7241.tai-lieu-huong-nghiep-nam-2018-thi-truong-lao-dong-hoi-nhap-tien-den-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-cac-nganh-trong-diem-giai-doan-2018-2020-den-2025.html

Tháng 12 năm 2018

 

Bước C: Chọn trường để xét tuyển năm 2019

Với một ngành, có thể có nhiều trường cùng có chuyên ngành đào tạo giống nhau. Lúc bấy giờ, bạn phải tự xác định học lực của mình. Sau đó bạn tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh của trường đó xem có phù hợp với năng lực học tập của mình hay không (có thể tìm hiểu dựa vào điểm chuẩn các năm trước hoặc các điều kiện xét tuyển từ điểm học bạ THPT) tại các đề án tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng trực tiếp tại trang web của các trường đại học, cao đẳng.

Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể “dụng võ” được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không, môi trường học tập thế nào; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không... Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào.

Mong những tư liệu trên và những lời khuyên này có thể giúp các bạn thí sinh trong những ngày “mò mẫm khổ sở” để tìm lối “vượt vũ môn”.

Chúc các bạn toại nguyện trong chọn ngành, trường và thắng lợi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới.


CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG CHÚC CÁC BẠN CÓ 01 SỰ LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ THẬT ĐÚNG ĐẮN, PHÙ HỢP VỚI NĂNG LỰC, SỞ THÍCH CỦA MÌNH

ĐẶC BIỆT LÀ NGÀNH HỌC ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU CỦA XÃ HỘI

=> CÓ CƠ HỘI VIỆC LÀM CAO SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ONLINE DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC BẠN QUA

Fanpages: vivatuvan hoặc Cao đẳng Viễn Đông
hoặc
HOTLINES/ZALO/VIBER: 0977 33 44 00 ; 0966 33 77 55; 09 33 63 44 00


 

THÔNG TIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TPHCM

Địa chỉ:                    Lô 2, Công viên Phần mềm Quang trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM

HOTLINES/ZALO:     (028) 389 11111 - 0977 33 44 00 - 0966 33 77 55 - 0933 63 44 00

Website:                  www.viendong.edu.vn; hoặc tuyensinh.viendong.edu.vn 

Email:                       [email protected] hoặc [email protected]
 

 

Lệ Thu

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400