Các việc thí sinh cần phải chuẩn bị Trước - Trong - Sau kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Ngày gửi 22/06/2016

 -  5186 Lượt xem

Thời gian bắt đầu đếm ngược, chỉ còn đúng 9 ngày nữa là kỳ thì THPT Quốc gia (THPTQG) được diễn ra, đây là 01 kỳ thi hết sức quan trọng trong cuộc đời của các bạn thí sinh vì nó đánh giá kết quả của 03 năm công sức đèn sách của các bạn cũng như của thầy/cô đã dày công dạy dỗ cho các bạn. Ngoài ra nó cũng là chiếc chìa khóa mở tiếp cánh cửa tương lai cho tất cả các bạn thí sinh có nguyện vọng vào Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để bước tiếp con đường tương lai tươi sáng của mình. Vì vậy các bạn phải dồn toàn lực và tâm huyết của mình vào kỳ thi để đạt được kết quả tốt nhất nha các bạn.

Trung tâm Tư vấn và Hướng nghiệp SV sẽ là nơi đồng hành cùng các bạn trong suốt mùa thi.

CÁC VIỆC THÍ SINH CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC - TRONG - SAU KỲ THI

THPT QUỐC GIA 2016

Thời gian bắt đầu đếm ngược, chỉ còn đúng 9 ngày nữa là kỳ thì THPT Quốc gia (THPTQG) được diễn ra, đây là 01 kỳ thi hết sức quan trọng trong cuộc đời của các bạn thí sinh vì nó đánh giá kết quả của 03 năm công sức đèn sách của các bạn cũng như của thầy/cô đã dày công dạy dỗ cho các bạn. Ngoài ra nó cũng là chiếc chìa khóa mở tiếp cánh cửa tương lai cho tất cả các bạn thí sinh có nguyện vọng vào Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để bước tiếp con đường tương lai tươi sáng của mình. Vì vậy các bạn phải dồn toàn lực và tâm huyết của mình vào kỳ thi để đạt được kết quả tốt nhất nha các bạn.

Vậy ngay từ bây giờ, các bạn thí sinh của chúng ta sẽ chuẩn bị gì để đạt được kết quả thật tốt trong kỳ thi THPT Quốc gia cũng như Kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2016??? Trung tâm Tư vấn và Hướng nghiệp SV Trường Cao đẳng Viễn Đông xin gửi các bạn một vài bí quyết cần chuẩn bị Trước - Trong - Sau kỳ thi THPT Quốc gia:

1. Trước kỳ thi THPT Quốc gia: Vững tay chèo - Vượt sóng cả

Ở nhà
- Có kế hoạch cho 15 ngày cuối cùng. Dứt khoát phải có kế hoạch.
- Có thể nhờ người thân nhắc nhỡ mình dậy học đúng giờ.
- Dán kế hoạch ở nơi dễ nhìn nhất, ở nơi mình thường có mặt nhất.
- Từng buổi học nên ít nhất là 2 môn, đan xen nhau chứ không dồn lực hết trọn buổi cho một môn.

- Biết tự kiểm tra lại mình sau mỗi bài, mỗi chương.
- Những môn có bài tập thực hành thì phải có lượng thời gian tự làm bài tập.
- Không dấu dốt, sẵn sàng hỏi thầy, bạn, anh, chị, ba, mẹ hoặc những người có khả năng và uy tín trong lĩnh vực cần hỏi.
- Không tự ý cắt xén phần ôn tập theo quy định. Không tự an ũi mình rồi dễ dàng bỏ qua, bỏ sót.

- Đã đọc các đề kiểm tra thử do trường/giáo viên cung cấp hoặc download từ các trang web tuyển sinh. Hãy đọc, hãy giải và làm không dưới 2 lần các đề.
- Phải chú ý các lý thuyết, các kiến thức kinh điển, không có lý thuyết không thể giải bài tập.

- Ăn uống điều độ, đủ chất bổ. Không dùng các chất kích thích, các thuốc thức. Cố gắng tăng cường chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm sạch và an toàn như: sữa hộp đóng gói, hoa quả tươi ăn chín uống sôi vẫn là biện pháp tốt nhất.
- Không được có suy nghĩ sử dụng tài liệu hay cầu cứu người khác khi đi thi.
- Không tin vào các tin đồn lộ đề, bán đề.
- Nắm vững thông tin liên lạc với bạn bè và thầy cô.

Trên lớp:
- Đừng bỏ sót những buổi học cuối cùng.
- Ghi chú cẩn thận các lời khuyên, lời dặn và nhớ đọc lại, thực hiện các điều ấy.
- Không có quyền và không được phép tham gia các trò chơi, bửa tiệc kéo dài quá 1 tiếng đồng hồ.
- Mạnh dạn làm bài trên lớp để đánh giá đúng thực lực của mình.

Trước ngày thi:
- Cần rà soát lại một loại hệ thống kiến thức 1, 2 ngày trước hôm thi.
- Đừng nên tập trung ôn luyện vào ban đêm trước khi thi hoặc cho đến khi đến cửa phòng thi. Nó sẽ làm cho các bạn căng thẳng, đầu óc rơi vào trạng thái trống rỗng dẫn tới mất bình tĩnh hoảng sợ, một số bạn có thể đột quỵ do áp lực tâm lý.
- Dành 1, 2 ngày cuối bạn có thể giải trí nhẹ nhàng như đi chơi, nghe nhạc, xem tivi…
- Nếu các bạn tham gia cụm thi xa nhà thì nên cố gắng lên trước ít nhất là 02 ngày thi để làm quen với môi trường, ăn uống đi lại. Nên tìm nhà trọ cách trường 1-2 km để tiện cho việc đi lại, dĩ nhiên là càng gần càng tốt (một số trường có ký túc xá thì cần đến sớm để đăng ký). Mỗi em nên có một người đi cùng hoặc 4,5 em đi cùng một người lớn (ở đây không phải là để quản) mà là để lo cho các em cơm nước, ăn uống, giặt đồ (càng đỡ lo nghĩ nhiều càng tốt) và là chỗ dựa tinh thần cho các em. Nếu các bạn thí sinh ở Long An có tham gia cụm thi do trường Đại học Sài Gòn tổ chức tại TPHCM có khó khăn về chỗ ăn, ở thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm Hỗ trợ SV Cao đẳng Viễn Đông: xem tại đây

Xem thêm: Bí kíp cho mọi kỳ thi; Áp lực mùa thi: Cần làm gì?; Mẹo học tốt



2. Trong kỳ thi THPT Quốc gia: Tâm lý vững - Điểm số cao

Chuẩn bị trước mỗi buổi thi:

- Cho tất cả các giất tờ cần thiết: giấy báo dự thi, giấy chứng minh nhân dân,.... vào một bì sơ mi trong, để nơi dễ thấy, dễ nhìn hoặc nhờ Ba, Mẹ giữ dùm chính là phép ghi nhớ thần kỳ cho bạn (có thể photo công chứng thêm một bản để dự phòng).
- Nếu lỡ quên giấy tờ thì báo ngay cho hội đồng thi, sẽ được làm cam kết, đừng chạy vội về nhà (nhưng cố gắng tuyệt đối không để từ "lỡ quên" này đến với bạn)
- Chuẩn bị 02 cây viết cùng màu, đầy mực. Thường dùng bút bi màu xanh. Tránh dùng bút máy. Có thước kẻ, ê ke, compa, viết chì, gôm. Tuyệt đối không dùng bút xoá, không dùng mực màu sáng.
- Máy tính phải thay pin mới. Không mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng. Chú ý các Mod đang có của máy tính (độ, Rad). Chú ý nghiệm thực hay ảo trên máy tính. Bấm máy tính có thể bị nhầm nên phải kiểm tra lại.

- Cách ngày thi 3 ngày thì không thức khuya nữa.
- Xác định tinh thần thi là phải đậu.
- Dự trù phương án trời mưa khi đi thi (mang theo áo mưa).

Trước giờ thi
- Ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để làm việc hiệu quả, bụng đói sẽ làm giảm đi cái đầu thông minh của bạn (nhớ ăn những thức ăn chín, uống sôi và quen thuộc).
- Nước có thể giúp bạn chống khát và lấy lại bình tĩnh; Sô-Cô-La có tác dụng kích thích, làm tâm trạng phấn chấn tăng thêm khả năng tập trung của bạn, giúp các bạn có bệnh lý hạ đường huyết sẽ tăng đường huyết rất nhanh. Vì vậy hãy mang theo một chai nước suối, một ít sô-cô-la đã bỏ hết nhãn hiệu, để trong 1 túi nylon sạch - trong.
- Đến sớm 30 phút - khoảng thời gian thần kỳ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn và đây cũng là khoảng thời gian có thể xử lý tốt nhất những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.
- Nên có đồng hồ đeo tay.
- Tuyệt đối không mang theo điện thoại di động (dế yêu) vào khu vực thi là giải pháp an toàn nhất.
- Hít thở sâu sẽ giúp bạn đánh tan nổi lo âu và hồi hộp trước khi bước vào phòng thi.

Trong khi thi
- Dò lại họ, tên, ngày sinh, năm sinh, nơi sinh.... Báo ngay với giám thị coi thi nếu có sai sót.
- Xem kỹ trong ngăn bàn, chung quanh chỗ ngồi của mình xem có tài liệu không.

- Đừng quá vui mừng khi nhìn thấy đề dễ vì bạn sẽ mang tâm lý chủ quan và cũng đừng quá lo lắng khi đề biết mình mà mình không biết đề, sẽ làm các bạn càng căng thẳng hơn.

- Đừng hấp tấp hãy đọc kỹ đề thi trước khi làm. Đặc biệt đối với những môn thi trắc nghiệm, số trang đề thi sẽ nhiều hơn 1. Vì vậy, bạn phải kiểm tra lại đề thi như số trang có bị thiếu hay không, đề thi có bị mất chữ hay không hay đề thi có bị mờ hay không?. Nếu những tình huống đó diễn ra, bạn phải báo ngay với giám thị coi thi.
- Có chiến lược cái gì làm trước, làm sau "dễ trước khó sau, khó quá bỏ qua, còn thời gian thì làm lại". Tự tin và quyết đoán.
- Câu nào có liên quan câu sau thì phải kiểm tra lại trước khi làm tiếp.
- Không được phép bỏ sót câu hỏi cần làm của bài thi.

* Đối với môn thi trắc nghiệm:

- Câu dễ làm trước, khoanh tròn những câu khó chưa làm được để sau còn thời gian làm lại.

- Câu nào có đáp án rồi thì tô chì trực tiếp vào giấy trả lời, không nên ghi hết ngoài giấy nháp sau đó gần hết giờ mới tô vào giấy trả lời, vì thời gian càng gần đến giờ nộp bài, áp lực tâm lý càng căng thẳng sẽ làm bạn tô không chính xác và không kịp "Vội vã sẽ thiếu sót".

- Làm xong câu dễ, chuyển sang làm câu khó. Nếu khó quá thì tiến hành đánh lụi (không nên bỏ sót câu nào), tuy nhiên tuyệt đối không đánh lụi theo kiểu zíc zắc.

- Thận trọng trong việc lựa chọn đáp án vì sẽ dễ bị đánh lừa. Bởi vì thông thường trong 4 đáp án A, B, C, D, sẽ có 1 đáp án sai nhất (dễ nhận biết, nhìn là thấy ngay), tiến hành áp dụng phương pháp loại trừ đáp án sai nhất. 3 đáp án còn lại sẽ có 1 đáp án đúng nhất còn lại 2 đáp án sẽ dễ đánh lừa thí sinh vì nó có câu trả lời gần giống với đáp án đúng nên phải lựa chọn thận trọng.

- Sau khi làm hoàn tất thì dò lại đáp án lần cuối trước khi nộp bài.

* Đối với môn thi tự luận:

- Tuyệt đối không được nộp giấy trắng.
- Tuyệt đối không được và không nên ghi: “xem tiếp”, “còn nữa”.
- Nên ghi đáp số và kết luận sau mỗi câu nhỏ.
- Không trao đổi và không trông chờ sự giúp đỡ trong phòng thi.
- Đừng tự dọa mình bởi: cặp kính không làm nên nhà Bác học. Ghi nhiều chưa chắc đã đúng, ra sớm chưa chắc đã hay. Không nộp bài sớm. Không tự ý kết thúc bài làm khi còn dư giờ. Dò lại bài làm nhiều lần.
- Biết dừng bài đúng lúc để dò lại phần làm được.
- Không bôi đen phần bỏ đi. Không đóng khung hay chú thích cái gì lạ.
- Kiểm tra thông tin cá nhân trên bài thi, số tờ, ghi đầy đủ trước khi nộp bài, ký tên đúng quy định. Chú ý các lời dặn của Hội đồng thi.
- Yêu cầu cán bộ coi thi ký và ghi họ tên đầy đủ vào bài thi (nếu thiếu).

- Đối với môn Văn: chú ý những sự kiện chính trị xã hội và kinh tế nổi bật của Việt Nam trong năm 2016.

Sau mỗi buổi thi
- Không bi quan, bỏ cuộc vì một môn nào đó thất bại. Không được dùng tâm trạng râu rỉ để thay thế bài thi đã nộp.
- Sau mỗi buổi thi nên về nhà, ăn uống, tắm rửa để Restart lại sức khoẻ và tinh thần cho buổi thi mới.


3. Sau kỳ thi THPT Quốc gia: Chọn đúng ngành - Sáng tương lai

Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được kết thúc vào ngày 04/07 và các bạn thí sinh sẽ có gần 01 tháng để chuẩn bị tốt cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2016. Làm gì để đạt ước mơ:

+ Trong thời gian chờ đợi kết quả của kỳ thi THPTQG 2016, các thí sinh sẽ tìm hiểu thật kỹ lại một lần nữa ngành nghề mình chuẩn bị chọn học trong tương lai, xem có đúng năng lực sở trường hay không?, nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2020 như thế nào?. Tìm hiểu đề án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ mà bạn muốn chọn xét tuyển.
* Thông tin về bài trắc nghiệm ngành học đúng năng lực, sở trường: xem tại đây.
* Thông tin chi tiết của các ngành học và các thông tin đề án tuyển sinh của các trường: xem tại đây.

+ Chậm nhất ngày 25/7/2016 Bộ GD&ĐT sẽ công bố kết quả của kỳ thi THPTQG 2016 và tổng hợp báo cáo kết quả tốt nghiệp và cũng là thời gian các trường ĐH, CĐ công khai thông tin về quy định xét tuyển.

* Sau khi có kết quả kỳ thi THPTQG 2016, thí sinh sẽ tiến hành xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ với những bước như sau (chú ý năm nay có những điểm mới, bắt buộc thí sinh phải xem và chú ý nhé)

+ B1 - Nhận kết quả kỳ thi THPTQG: Theo quy chế thi THPTQG, sau khi có kết quả mỗi thí sinh sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận kết quả thi (GCNKQT), trên mỗi GCNKQT đều có mã đăng ký xét tuyển (MaĐKXT) tương ứng cho từng thí sinh: năm 2016 thí sinh không phải nộp GCNKQT mà chỉ ghi MaĐKXT vào hồ sơ để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

+ B2 - Chọn cách xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ: Năm 2016, thí sinh có 3 cách để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ:

* Cách 1: Lên website các trường ĐH, CĐ download mẫu hồ sơ xét tuyển về và điền đầy đủ thông tin cá nhân, điền MaĐKXT vào hồ sơ xét tuyển và nộp qua đường bưu điện.

* Cách 2: Đến trực tiếp các trường ĐH, CĐ để đăng ký nộp hồ sơ.

* Cách 3: Lên website các trường ĐH, CĐ để đăng ký xét tuyển trực tuyến (cách thức này giúp thí sinh có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, thuận tiện và nhanh chóng). Sau đó bổ sung các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của trường ĐH-CĐ 2016.

+ B3 - Chọn trường có điểm phù hợp với năng lực học tập để xét tuyển:

* Bắt đầu từ 25/7/2016 các trường ĐH, CĐ sẽ công bố điểm xét tuyển để nộp hồ sơ.

* Trước khi nộp hồ sơ, thí sinh tham khảo điểm trúng tuyển của các trường ĐH ở mùa tuyển sinh 2015 như thế nào để định hình điểm xét tuyển năm 2016 (chỉ cần tham khảo điểm 2015 vì đó chính là năm đầu tiên diễn ra kỳ thi THPTQG giống 2016).

* Ngưỡng điểm xét tuyển vào các trường Cao đẳng 2016: chỉ cần tốt nghiệp THPT

* Ghi chú: Theo kinh nghiệm nhiều năm cho thấy để thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển, thí sinh cần chú ý:

--- Nếu thí sinh xét tuyển vào các ĐH tốp trên: ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm,… những thí sinh muốn xét vào thì nên có điểm xét tuyển cao hơn ngưỡng điểm quy định của các trường tối thiểu là 2 điểm.
Ví dụ: ĐH Kinh tế TP. HCM công bố ngưỡng điểm xét tuyển của ngành QTKD là 20 điểm thì những thí sinh có điểm từ 22 (cùng khối xét tuyển) trở lên thì nên nộp hồ sơ xét tuyển vào.

--- Nếu thí sinh xét tuyển vào các ĐH tốp 2: ĐH Sài Gòn; ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Mở; ĐH Tài chính Marketing,… những thí sinh muốn xét vào thì nên có điểm xét tuyển cao hơn ngưỡng điểm quy định của các trường tối thiểu là 1 điểm.

--- Nếu thí sinh xét tuyển vào các ĐH tại tỉnh nhà hoặc những ĐH ngoài công lập: nếu thí sinh có điểm bằng với ngưỡng điểm quy định của các trường thì vẫn có cơ hội trúng tuyển.

+ B4 - Chọn thời gian xét tuyển: Theo quy chế tuyển sinh 2016 gồm 1 đợt xét tuyển Nguyện vọng 1 và các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung dành cho những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu.

* Đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (NV1): Bắt đầu từ ngày 1/8/2016, thời gian đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và xét tuyển là 12 ngày; mỗi thí sinh được ĐKXT vào tối đa 02 trường (ĐH hoặc CĐ), mỗi trường xét tối đa 02 ngành đào tạo;

* Các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung (dành cho những trường ĐH, CĐ chưa tuyển đủ chỉ tiêu): Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường (ĐH hoặc CĐ), mỗi trường xét tối đa 02 ngành đào tạo. Năm nay, điểm xét tuyển ở nguyện vọng bổ sung (NVBS) có thể thấp hơn điểm xét tuyển NV1 nhưng phải bằng hoặc cao hơn những điểm đầu do Bộ GD&ĐT quy định (tùy quy định của từng trường).

* Ghi chú:

                    + Theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2016 thí sinh không được phép rút hồ sơ sau khi đã nộp ĐKXT.

                    + Hạn cuối cùng của đợt xét tuyển cuối đến hết ngày 30/10/2016 đối với hệ ĐH và đến hết ngày 15/11 đối với hệ CĐ.

+ B5 - Bổ sung GCNKQT khi trúng tuyển:

* Khi các trường ĐH, CĐ công bố kết quả thí sinh trúng tuyển, thí sinh được quyền xem xét lại 1 lần nữa xem có quyết định học ở trường đã có kết quả trúng tuyển hay không. Nếu quyết định học thì phải tiến hành nộp bổ sung GCNKQT bản chính vào trường trúng tuyển và quyết định học theo thời gian mà trường đó quy định (có thể nộp qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp trường ĐH, CĐ đó để nộp).

* Nếu trúng tuyển nhưng các em không nộp GCNKQT thì nhà trường sẽ không đưa tên các em lên danh sách đã làm thủ tục nhập học, tên của các em vẫn còn trên hệ thống xét tuyển các đợt tiếp theo. Tên các em chỉ bị loại khi đã nộp GCNKQT vào một trường trong đợt xét tuyển trước đó mà các em đã trúng tuyển.

+ B6 - Thí sinh thi cụm địa phương cũng có nhiều cơ hội học ĐH, CĐ - Xét học bạ THPT/THBT: bên cạnh việc xét tuyển từ điểm kỳ thi THPTQG, cả nước có 95 trường ĐH có hình thức xét tuyển từ điểm học bạ THPT. Vì vậy bên cạnh dùng điểm thi để xét vào các trường ĐH, CĐ thì các bạn thí sinh (kể cả những bạn thí sinh chỉ thi kỳ thi THPTQG chỉ để xét tốt nghiệp) vẫn có thể dùng điểm học bạ THPT/THBT kết hợp với việc tổ chức thi thêm môn năng khiếu để xét học ĐH, CĐ chính quy ở các trường ĐH, CĐ theo đề án tuyển sinh riêng của các trường.

* Ghi chú:

+ Hình thức này không giới hạn số lượng trường xét. Thí sinh tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh riêng của các trường: tại đây

+ Thí sinh cảm thấy phù hợp với năng lực thì tiến hành tham gia xét tuyển.

+ Thí sinh có thể vừa xét tuyển từ điểm học bạ vừa có thể xét tuyển từ điểm kỳ thi THPTQG vào các trường ĐH, CĐ.

+ Thời gian xét tuyển: theo quy định của từng trường. Đối với Cao đẳng Viễn Đông: các bạn có thể xét tuyển ngay bây giờ và khi có kết quả kỳ thi THPTQG thì bổ sung giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

+ Hình thức này thường được áp dụng cho cả các thí sinh tham gia kỳ thi THPTQG do cụm địa phương tổ chức.

+ B7- Những quan sát cần chú ý:

+ Trong suốt thời gian xét tuyển, 3 ngày 1 lần các trường ĐH, CĐ sẽ công bố danh sách thí sinh tham gia xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường xếp theo kết quả từ cao xuống thấp, thí sinh phải theo dõi thường xuyên để biết được lưu lượng thí sinh tăng giảm như thế nào? Để xác định được phần trăm cơ hội trúng tuyển của mình.

+ Ngoài các khối tích hợp truyền thống như A, A1, B, C … thì còn có rất nhiều khối tích hợp khác từ các môn thi của kỳ thi THPTQG: xem tại www.viendong.edu.vn.

 

* Hồ sơ ĐKXT gồm:
a) Phiếu ĐKXT có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt XT. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.
b) Bản chính GCNKQT (phiếu này chỉ nộp bổ sung khi có kết quả trúng tuyển và quyết định học).
c) 01 phong bì có dán sẳn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả XT.
d) Đối với hình thức xét học bạ thì tùy vào từng trường quy định.

 

 

 


Lệ Thu

 

 

 

Lệ Thu

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400