Sinh viên lớp 08DD2C- Tổ 7 thực hành tại Khoa nhiễm A - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới

Ngày gửi

 -  8144 Lượt xem

TIN THỰC HÀNH

SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG-TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG
Đơn vị thực tập: Khoa Nhiễm A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
thời gian: 21/09/2015-3/10/2015
lớp: 08DD2C- Tổ 7

NỘI DUNG
- Mục tiêu thực tập.
- Nội dung thực tập.
- Các hoạt động học tập tại khoa nhiễm A.
- Tinh thần, tác phong và thái độ của sinh viên.
- Các yêu cầu kết thúc đợt thực tập.
I. Mục  tiêu thực tập.
- Giao tiếp với nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc cơ bản cho người bệnh.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu về điều dưỡng.
- Rèn luyện đạo đức người điều dưỡng, tác phong thận trọng, chính xác.
II. Nội dung thực tập:
- Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học của môn học “ điều dưỡng cơ sở”, vào thực tế lâm sàng.
- Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tay nghề đã đề ra.
- Các nội dung cụ thể:
1. Tiếp đón bệnh nhân đến khám và điều trị.
2. Vận chuyển người bệnh.
3. Ghi chép hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu về điều dưỡng.
4. Rửa tay thường quy.
5. Làm sạch, khử khuẩn dụng cụ.
6. Chuẩn bị giường đợi bệnh, thay vải trải có người bệnh nằm.
7. Vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
8. Lấy dấu sinh hiệu.
9. Cho người bệnh ăn qua đường miệng, qua sonde.
10. Giúp người bệnh uống, bôi, nhỏ thuốc.
11. Lấy máu và bệnh phầm làm xét nghiệm.
12. Thực hiện các đường tiêm: trong da, dưới da, tĩnh mạch, tiêm bắp.
13. Truyền dịch.
III. Các hoạt động học tập tại khoa:
Sinh viên khóa 8 thực hành tại Bệnh viện với trang phục gọn gàng, trang bị đầy đủ nón, thẻ sinh viên, khẩu trang, sổ tay ghi chép, bút viết, dép có quai hậu và có thái độ nghiêm túc trong công việc.



Được sự phân công rõ ràng, cụ thể của giáo viên hướng dẫn, các em phải hoàn thành công việc được giao hàng ngày: soạn dụng cụ cho xe tiêm,  nhận bệnh và ghi hồ sơ, vận chuyển người bệnh, chuẩn bị giường đón bệnh nhân mới, trực trưa, trực đêm,  trực phòng bệnh nặng, trực phòng bệnh nặng và phòng bệnh dịch vụ,…và các công việc được luân phiên đổi cho nhau theo thứ tự, để mỗi sinh viên đều trãi qua các công việc đồng thời là cơ hội để hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra.

Dưới đây là một số hình thực tập tại khoa của nhóm:


Mỗi sáng, các bạn sinh viên phải soạn xe dụng cụ để thực hiện kỹ thuật trong ngày, sinh viên sẽ vệ sinh xe, soạn bơm tiêm các loại 1ml, 3ml, 5ml, 10ml, chuẩn bị kim pha, kim bướm, kim luồn, dây dịch truyền, băng cá nhân, băng keo; bọc 4 thùng rác: rác sinh hoạt (xanh), rác y tế (vàng), rác nhựa tái chế (xanh-vỏ chai nhựa dịch truyền), rác tái chế (trắng-vỏ chai thủy tinh dịch truyền và thuốc lọ), bình hủy kim; trên xe: mâm tiêm: bình kiềm tiêm vô khuẩn, hộp gòn, chai sát khuẩn tay nhanh, cồn Iod, hộp găng sạch, bộ ống nghiệm gồm 5 màu (đỏ, xanh lá, xanh dương, xanh biển, đen), mã code, lọ chứa nước tiểu vô khuẩn, nước tiểu thường, lọ chứa phân, hộp chống shock, bộ thử đường huyết (que thử đường và lam lấy máu).



Theo lịch phân công, mỗi ngày có 2 bạn sinh viên phụ trách tại bàn nhận bệnh của khoa, Làm nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân mới nhập khoa: tiếp đón bệnh nhân mới, hướng dẫn thân nhân hoặc bệnh nhân ký tờ cám kết về thủ thuật gây mê hồi sức, ký giấy xác nhận tài sản trước khi nhập khoa, lấy dấu sinh hiệu,  nhận định tình trạng bệnh nhân lúc nhập khoa, khai thác tiền sử của bệnh nhân, hoàn thành hồ sơ, mời bác sĩ khám bệnh , hỗ trợ nhân viên sắp xếp phòng cho người bệnh, đưa người bệnh về phòng, làm giường đón bệnh nhân và phổ biến nội quy khoa phòng.


Chuẩn bị giường: trãi drap giường, phát quần áo đón bệnh nhân về giường.


Sau đó các bạn sẽ hoàn thành hồ sơ, dán các kết quả cận lâm sàng theo thứ tự và sắp hồ sơ theo buồng bệnh.



Nhóm sinh viên được phân công nhận bệnh sẽ đảm nhận thêm 1 vai trò là vận chuyển bệnh nhân. Ngoài ra khi có ca chuyển viện, các bạn sinh viên cũng được trãi nghiệm công việc ngồi xe cấp cứu đưa bệnh nhân chuyển viện.



Được sự phân công của giáo viên hướng dẫn, mỗi bạn sinh viên sẽ theo sát từng phòng bệnh, hằng ngày sẽ giao tiếp với bệnh nhân, chuẩn bị lại drap giường, hướng dẫn thân bệnh nhân dọn dẹp tủ đầu giường. Ngoài ra bằng sự giao tiếp ân cần, nhẹ nhàng, lế độ các bạn sinh viên phải hỏi về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mỗi sáng để nắm rõ nhu cầu về chăm sóc và điều trị của bệnh nhân hơn.



Hằng ngày, sau khi nhận định tình trạng bệnh và hướng dẫn bệnh nhân, thân nhân sắp xếp lại vùng phụ cận, các bạn sinh viên sẽ thực hiện kỹ thuật lấy máu xét nghiệp theo y lệnh của bác sĩ. Khi thực hiện kỹ thuật, sinh viên trang bị đầy đủ găng tay, khẩu trang, chuẩn bị người bệnh ở tư thế thoải mái, thích hợp, chuẩn bị mâm dụng cụ đầy đủ với bình kiềm, gòn sát khuẩn, ống nghiệm và những thùng rác mini để tiện lợi trong quá trình tiếp cận bệnh nhân.



Một trong những kỹ thuật khác mà các bạn sinh viên thực hiện hàng ngày là tiêm truyền cho người bệnh. Để đảm bảo đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng đường dùng , đúng liều và đúng giờ; khi thực hiện kỹ thuật , sinh viên chuẩn bị những phiếu thuốc. Ngoài ra, khi thực hiện kỹ thuật, để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân thì sinh viên mang khẩu trang, găng tay, nón đầy đủ, khi tiêm truyền có mâm tiêm đầy đủ và luôn quan sát bệnh nhân trước , trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.



Đo dấu sinh hiệu: là công việc hàng ngày mà bất cứ sinh viên nào cũng cần thực hiện, là một kỹ thuật cơ bản nhất: lấy nhiệt độ, mạch, huyết áp và nhịp thở. Những bệnh nhân có thở Oxy thì các bạn sinh viên sẽ kiểm tra cả nồng độ Spo2.



Thụt tháo. Một kỹ thuật sạch thường gặp ở những phòng bệnh nặng, giúp bệnh nhân đi tiêu thu động. Kỹ thuật đòi hỏi sự tiện nghi, kín đáo nhất cho bệnh nhân. Trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật cần quan sát bệnh nhân để nhận định cảm giác của người bệnh.



Kiến tập chọc dò màng bụng. Là khoa viêm Gan, nên những bệnh nhân xơ gan báng bụng tại khoa rất nhiều, kỹ thuật chọc dò màng bụng  là một kỹ thuật hàng ngày được các bác sĩ thực hiện tại khoa, các bạn sinh viên sẽ hỗ trợ bác sĩ trong chuẩn bị tư thế bệnh nhân, chuẩn bị mâm chọc dò, sát khuẩn da vùng chọc dò.



Sau mỗi ca trực, các bạn sinh viên sẽ dọn dẹp lại xe tiêm, cất trả các vật tư còn thừa vào tủ dụng cụ, vệ sinh lại xe tiêm, rửa mâm tiêm, bình kiềm, hộp gòn bằng dung dịch rửa dụng cụ. Mâm sạch sẽ phơi khô và dùng lại vào mỗi ca trực, bình kiềm và hộp gòn sẽ được mang đi gửi hấp triệt khuẩn.



Tại khoa nhiễm A có Phòng Sinh viên, đó là một thuận lợi ít có của sinh viên khi thực tập.Phòng Sinh viên là nơi các bạn sinh viên học tập, ghi chép, sinh hoạt với giáo viên hướng dẫn sau mỗi buổi thực tập. Tại đây, giáo viên sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn sau mỗi buổi học, các bạn sẽ trình các bài bệnh học, các kỹ thuật đã được giao, nhóm trưởng sẽ thu các phiếu công việc, phiếu thuốc mà các bạn làm trong ngày.



Bằng lòng nhiệt tình, chân thành và ân cần, các bạn sinh viên rất được lòng của thân nhân, bệnh nhân. Đó chính là bằng chứng tạo ra niềm tin tưởng của bệnh nhân, do vậy bệnh nhân đã an tâm  tạo ra cơ hội cho các sinh viên thực tập các kỹ thuật trên chính cơ thể mình.Dưới đây là một số nhận xét, đánh giá của bệnh nhân về sinh viên trong hai tuần thực tập vừa qua.
Các em sinh viên tác phong nghiêm chỉnh gọn gàng, trang phục lịch sự, sạch đẹp, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của thày cô. Cách giao tiếp niềm nỡ, vui vẻ hỏi thăm bệnh nhân, động viên an ủi tinh thần bệnh nhân. Sự cố gắng của các em đã nói lên là học tập tốt để sau này giúp ích cho xã hội”- Bệnh nhân  ĐOÀN THỊ THANH KIỀU, Phòng C14, khoa nhiễm A.
Các bạn sinh viên có trang phục gọn gàng, đẹp, rất dễ nhìn. Tác phong: đi đúng giờ về đúng giờ, sẵn sàng có mặt đúng quy định. Cách giao tiếp: nhẹ nhàng, vui vẻ hòa đồng, thái độ đối xử cũng hòa nhã lịch sự rất dễ gần. Sự cố gắng: tận tình làm hết mình trong công việc, làm rất tốt các nhiệm vụ, nói chung là các bạn làm rất chuẩn, cảm ơn tất cả mọi người”- Bệnh nhân LẠI MINH CHƯƠNG (1987)- phòng A2, giường 05.

IV. Tinh thần học hỏi và thái độ học tập của sinh viên:
- Thực hành bệnh viện là một công việc mới mẻ của các bạn sinh viên, tại đây đã tạo ra cơ hội cho các sinh viên biết được thực tế, để các bạn hiểu được cảm giác của một người bệnh, cảm nhận sự đau đớn, cảm nhận sự lo lắng của bệnh nhân, thân nhân khi bị bệnh, cảm nhận sự khác biệt khi các bạn thực hiện kỹ thuật trên một con người thật, một người bệnh khác với một mô hình vô tri vô giác. Đồng thời đây là giai đoạn mở đầu để các bạn hiểu về nghề nghiệp Điều dưỡng, và sẽ định hướng cho sự gắng bó lâu dài của các bạn với nghề Điều dưỡng.
- Các sinh viên tổ 7, lớp 2C có tinh thần học hỏi rất tốt, biết nhận ra lỗi sai và sẵn sàng nhận lỗi, biết cách sửa sai sau khi được giảng viên hướng dẫn nhắc nhở.
- Vì lần đầu tiên tiếp cận với môi trường bệnh viện, lần đầu tiên làm trên bệnh nhân thật , măc dù tay nghề chưa cao, nhưng thái độ cùng với tinh thần học tập, sự cố gắng, chịu khó học hỏi thì các bạn sinh viễn đã vững vàng hơn, có được sự yêu thích khi đi bệnh viện, đó chính là sự yêu nghề.
V. Các yêu cầu kết thúc khoa thực tập:
- Sau khi kết thúc khoa, các bạn sẽ từng bước vững hơn về tay nghề hơn và có thêm kiến thức lâm sàng.
- Hoàn thành về cơ bản một bài kế hoạch chăm sóc: với những mục chính được giảng viên hướng dẫn phổ biến ngay từ tuần đầu.
- Nắm rõ về phần tình trạng hiện tại của bệnh nhân, một phần quan trọng của bài kế hoạch chăm sóc.
- Nắm rõ chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phu  của các thuốc phổ biến tại khoa..
- Nắm các điểm chính của các bài bệnh học: xơ gan, viêm gan,..
- Biết đượcchỉ định, chống chỉ định,quy trình kỹ thuật, tư thế người bệnh, dụng cụ của kỹ thuật chọc dò màng bụng, chọc dò màng phổi, cấy máu.
- Thành thạo 6 bước rủa tay, nêu đúng 5 thời điểm rửa tay, thực hiện rửa tay thường quy.
- Biết kỹ năng giao tiếp với người bệnh và có kỹ năng trong xử trí một số tình huống.
- Biết về cách sắp xếp, tổ chức của một khoa phòng ở bệnh viện, công việc của một người điều dưỡng.



Xin chân thành cảm ơn!

Khoa Điều Dưỡng

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400