Giới thiệu về ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng

Ngày gửi 13/03/2019

 -  4203 Lượt xem

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Ngành Xây dựng (XD) là ngành học về các lĩnh vực giám sát, thi công và quản lý các công trình nhà xưởng, các công trình công cộng và công nghiệp. Với kiến thức này, sinh viên ngành XD khi ra trường sẽ có môi trường làm việc rất rộng mở tại các công ty thi công, giám sát và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài), các cơ quan hoạt động, đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp.

Tại trường Cao đẳng Viễn Đông ngành XD được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng của Nhà trường.

Chức năng:

     Khoa Xây Dựng là đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Viễn Đông, có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cử nhân cao đẳng chính quy, sau cao đẳng và thấp hơn trong lĩnh vực xây dựng.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

-    Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập. Chủ trì, tổ chức quá trình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;

-    Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo kế hoạch do Ban Giám hiệu giao; xây dựng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

-    Thực hiện các nhiệm vụ khác trong phạm vi chuyên môn khi được Ban Giám hiệu giao.

1. Mục tiêu đào tạo

Ngành xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng:

-        Giám sát, thi công, tổ chức quản lý các loại công trình xây dựng;

-        Có khả năng xem xét các bản vẽ kiến trúc, kết cấu, dự toán, trắc địa, xử lý đất, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…;

-        Có năng lực giám sát và tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (kết cấu thượng tầng và nền móng).

2. Chương trình đào tạo

-        Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo về vẽ kỹ thuật cơ bản, vẽ kỹ thuật xây dựng, cơ học, cơ lưu chất, thí nghiệm cơ lưu chất, trắc địa đại cương, vật liệu xây dựng, sức bền vật liệu, cơ kết cấu, địa chất công trình, cơ học đất, cấp thoát nước, kết cấu bê tông, nền móng, kết cấu thép, quản lý dự án xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, ….

-        Đặc trưng của ngành học này là sinh viên sẽ thực hiện các đồ án môn học ở các môn chuyên ngành như: bê tông cốt thép, nền và móng, kỹ thuật thi công và tổ chức thi công,…

-        Ngoài những giờ học trên lớp, sinh viên còn tham gia đi thực tế, thực tập ngoài công trường,…

3. Định hướng nghề nghiệp

-        Ngành xây dựng là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế, có liên quan đến nhiều ngành khác nhau;

-        Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu xây dựng nhà ở vẫn đang tăng trưởng, cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp ngành xây dựng là rất cao;

-        Ở các cơ quan nhà nước, sinh viên có thể tìm việc tại các Sở ban ngành có liên quan đến ngành xây dựng hoặc cũng có thể làm việc ở các công ty xây dựng tư nhân hoặc tự đứng ra làm chủ.

4. Vị trí việc làm sau khi ra trường

-        Nghề nghiệp sau khi ra trường:

+  Cán bộ kỹ thuật thi công các công trình Xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+  Cán bộ lập dự toán;

+  Cán bộ giám sát thi công;

-        Nghề nghiệp phát triển trong tương lai gần:

+  Tổ trưởng sản xuất, hướng dẫn thi công;

+  Đội trưởng phụ trách 1 bộ phận công trường;

+  Tổ trưởng tổ dự toán;

+  Tổ trưởng tổ giám sát thi công của Cty;

+  Phó Giám đốc Cty kinh doanh xây lắp, Tư vấn xây dựng (Cty tư nhân)…

5. Nhu cầu nhân lực

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015 và khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41% năm 2010 lên khoảng 60% năm 2015 và khoảng 65% năm 2020. Bậc sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ cao với khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 25% năm 2015 và khoảng 24% năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015 và khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.

Một số hình ảnh về khoa Xây dựng:

Sinh viên trong giờ lên lớp

Sinh viên khoa Xây dựng thực tập ngoài công trường

Sinh viên trong giờ học ngoại khóa

Lê Hải Dương

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400