Lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực

Ngày gửi 20/09/2019

 -  773 Lượt xem

Lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực

Nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, trong khi doanh nghiệp luôn kêu than không tuyển dụng được, hay phải đào tạo lại lao động.

Nguyên nhân là hơn 10 năm qua, việc đào tạo nhân lực có tay nghề trung bình và cao phụcvụ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung còn nhiều bất cập. Thực tế này được ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông (TP HCM) chỉ ra trong hội thảo "Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức hôm 20/9.

Ông Hải dẫn chứng bản tin thị trường lao động số 21, quý I năm 2019 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục thống kê công bố cho thấy số lao động qua đào tạo thất nghiệp có giảm mạnh so với quý IV năm 2018 nhưng vẫn cao. Trong đó có 124.500 người có trình độ đại học, 65.100 người có trình độ cao đẳng, 52.700 người trung cấp và 18.100 người sơ cấp.

Nếu tính chi phí đào tạo bình quân 10 triệu đồng/sinh viên/năm học, mỗi năm chi phí đào tạo cho lao động có tay nghề thất nghiệp (không tính sơ cấp) lên tới 2.500 tỷ đồng. Ông Hải cho rằng một trong những nguyên nhân là việc đào tạo và kết nối với doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hạn chế. Giải pháp hiện nay là trường nghề liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đào tạo người học dựa trên nhu cầu và sự phát triển từ hai phía theo kiểu "có đi và có về". 

Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông

Ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cũng trăn trở trước tình trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, thiếu thợ lành nghề; khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của lao động thấp; trình độ ngoại ngữ, tin học không cao, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động còn bất cập.

Theo báo cáo khảo sát chất lượng đào tạo kỹ thuật và dạy nghề của Tổ chức JICA (Nhật Bản) tiến hành với 76 doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề có kỹ năng cơ bản, chăm chỉ, tuân thủ quy định, nhưng tinh thần, ý thức, thái độ làm việc, trách nhiệm đối với doanh nghiệp không được đánh giá cao, năng lực làm việc thấp.

"Nguồn lao động của chúng ta dồi dào, nhu cầu việc làm lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động. Nhiều doanh nghiệp đã phải thuê lao động nước ngoài", ông Khánh nói và cho rằng phần lớn là vì chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu.

Bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thông tin hiện nhiều nhà đầu tư lớn dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam, rất cần lao động được đào tạo nghề và có kỹ năng tốt. Thế nhưng nhiều lao động chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu.

Administrator

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400