Lương tháng chục triệu đồng, ngành Chăm sóc sắc đẹp vẫn khát nhân lực

Ngày gửi 22/02/2020

 -  819 Lượt xem

Với mức thu nhập trung bình cao hơn nhiều cử nhân mới ra trường, ngành chăm sóc sắc đẹp vẫn khó tìm nhân sự tốt.  
Theo thống kê của Viện Sức khỏe Toàn cầu, năm 2018, ngành công nghiệp spa trên thế giới có giá trị 119 tỷ USD. Cùng sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu làm đẹp của xã hội cũng tăng cao từ 20-50% mỗi năm.Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Đào tạo và Phát triển Nghề làm đẹp Việt Nam, cho hay mỗi năm, nước ta có 2.000 spa, thẩm mỹ viện được mở, tạo cơ hội việc làm tốt cho người đam mê ngành này.
Nhu cầu làm đẹp của cả hai giới nam và nữ đang gia tăng rất nhanh, dẫn đến số lượng chuyên viên thẩm mỹ thiếu hụt trầm trọng. Ước tính ngành này đang cần khoảng 10.000 nhân lực để đáp ứng các nhu cầu làm đẹp, phun xăm thẩm mỹ.

                       Nhiều bạn trẻ chọn nghề Spa vì thời gian đào tạo ngắn, thu nhập tốt. Ảnh minh hoạ

                         Nhiều bạn trẻ chọn nghề spa vì thời gian đào tạo ngắn, thu nhập tốt. Ảnh: Minh họa. 

Nguyễn Tú, 21 tuổi, kỹ thuật viên spa tại TP.HCM, kể sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô không biết mình nên tiếp tục học nghề hay đi làm. Sợ 4 năm đại học nhưng ra trường không có việc, Tú được bạn giới thiệu làm thêm ở tiệm spa. Mặc dù bị bố mẹ phản đối vì cho rằng đây là ngành học không sang trọng, dễ dẫn đến tệ nạn, Tú vẫn theo đuổi và gắn bó được 2 năm. Tú hài lòng với công việc của mình.
Chị Lê Nguyên, chủ tiệm spa tại TP.HCM, có kinh nghiệm 7 năm trong nghề, cho hay, yêu cầu đối với kỹ thuật viên spa không quá khắt khe, chỉ cần có bằng cấp, hiểu biết về nghề, thái độ tốt. Nhiều spa luôn thiếu người làm.Ở một số cơ sở lớn, người học có cơ hội được đào tạo liên tục, ngoài kỹ thuật cơ bản còn được học từ 3-6 tháng. Họ còn được đào tạo thêm về công nghệ, máy móc làm đẹp.
Khi có tay nghề và kinh nghiệm, được cấp chứng chỉ theo quy định, kỹ thuật viên có thể được đề bạt vị trí quản lý, lao động tại nước ngoài hoặc tự mở cơ sở riêng.Cũng theo chị Nguyên, lương cứng của của kỹ thuật viên spa tại Việt Nam dao động 4-6 triệu. Nếu tính thêm tiền thưởng doanh số, tip của khách, tổng thu nhập có thể hơn 10 triệu đồng.

Nhiều cơ sở chăm sóc sắc đẹp xin giấy phép đào tạo. Ảnh: Minh họa.

Đại diện một số cơ sở đào tạo cho hay học nghề spa không khó nhưng đòi hỏi sự chăm chỉ. Nếu không chịu khó thực hành, bạn khó trở thành kỹ thuật viên giỏi.Thông tin tại một trường đào tạo thẩm mỹ ở TP.HCM cho hay người bắt đầu học các khóa cơ bản, học phí 3-6 triệu đồng; khóa học kết hợp máy móc dao động 10-20 triệu đồng; khóa học tay nghề cao có học phí trên 20 triệu đồng. Học viên có thể chọn lựa các cơ sở dạy nghề hoặc học từ các tiệm spa được cấp chứng chỉ đào tạo.Về chương trình đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành chương trình sơ cấp nghề: Phun thêu thẩm mỹ, chăm sóc da, trang điểm thẩm mỹ, thiết kế và tạo mẫu tóc. Bộ này cũng đã thẩm định và cho phép đào tạo các nghề: Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp, cao đẳng; vẽ móng nghệ thuật trình độ sơ cấp.

Nhu cầu về ngành spa trong xã hội ngày càng tăng.

Thế nhưng, dù là ngành có tiềm năng phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ spa "đau đầu" vì vấn đề nhân sự. Trong xã hội nhiều phụ huynh coi trọng bằng cấp, không ai muốn cho con đi học nghề làm việc ở spa.Bà Đặng Thị Xuân Hương, Phó chủ tịch thường trực Hội Đào tạo và Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, thông tin nhiều tai nạn thẩm mỹ đáng tiếc xảy ra gần đây khiến ngành spa thẩm mỹ đang trở nên xấu đi trong mắt xã hội nói chung và nhân sự tiềm năng nói riêng.
 
Nguồn:Zing.vn

 

HQ

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400