Ngành quản trị tài chính

Ngày gửi 21/09/2020

 -  745 Lượt xem

CDV - Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management) trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính.

Quản trị tài chính doanh nghiệp từ xưa đã gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính là một trong những công việc quan trọng của người quản lý doanh nghiệp bởi quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển.

Mục tiêu của quản lý tài chính

Quản trị tài chính nghĩ rộng ra là việc kiểm soát dòng tiền vào ra của doanh nghiệp và việc phân bổ các nguồn tài chính sao cho phù hợp. Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Dưới góc độ các nhà kinh tế hiện nay thì người ta thường đề ra hai mục tiêu cơ bản.

- Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có lãi hay không? Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế thì chưa hẳn đánh giá được giá trị của cổ đông doanh nghiệp, chỉ tiêu này không nói lên được doanh nghiệp phải bỏ ra những gì để có được lợi nhuận cực đại.

-  Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn góp rồi dùng số tiền huy động được để đầu tư vào trái phiếu thu lợi nhuận, lợi nhuận sẽ gia tăng tuy nhiên lợi nhuận trên vốn cổ phần giảm vì số lượng cổ phần phát hành tăng. Do đó, cần bổ sung thêm chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.


- Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần: Mục tiêu này có thể bổ sung hạn chế trên của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định như không xét đến yếu tố thời giá tiền tệ và yếu tố rủi ro. 

- Vì vậy mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là mục tiêu thích hợp nhất của quản trị tài chính công ty vì nó chú ý nhiều yếu tố như độ dài thời gian, rủi ro, chính sách cổ tức và những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Ngành quản trị tài chính học gì
Học viên sẽ được trang bị đầy đủ các mảng kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh tế - tài chính trong thời kỳ hiện đại và những phương thức hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp, công ty. 

Có rất nhiều lĩnh vực cần đến nhân sự về mảng quản trị tài chính, tiêu biểu như bất động sản, ngân hàng, công ty kiểm toán, công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… Trong đó, nghề nghiệp cũng được phân chia khá đa dạng để cho học viên có thể thoải mái hơn trong vấn đề lựa chọn, cụ thể là lĩnh vực nghề nghiệp sau đây:

- Phân tích, tư vấn đầu tư.
 
- Môi giới chứng khoán.
 
- Bảo hiểm.
 
- Quản trị nguồn vốn.
 
- Quản trị tài chính.
 
- Định giá tài sản.
 
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp.
 
- Phân tích, quản trị rủi ro.
 
- Quản lý danh mục đầu tư.

Ngoài ra, học viên có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên gia hoặc quản lí trong lĩnh vực tài chính và đầu tư theo định hướng ứng dụng hoặc định lượng cả ở khu vực tư nhân và nhà nước. Bên cạnh đó, học viên cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và trình độ cao hơn.
 

Tố chất để theo đuổi ngành Quản trị Tài chính?

Để theo đuổi ngành Quản trị Tài chính bạn chắc chắn phải có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt. Làm việc trong lĩnh vực này đồng nghĩa với việc bạn luôn tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp. Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán chính là điều kiện quan trọng cần có của người học ngành Tài chính.
Bạn cũng cần có một trí nhớ tốt bên cạnh khả năng phân tích và đánh giá nhanh nhạy để giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư sử dụng vốn.
Không chỉ vậy, bạn phải là người chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả bởi làm việc với những con số luôn đặt các nhân viên Tài chính vào trạng thái căng thẳng. Vậy nên, bạn nên có sức khỏe và tinh thần tốt. Bên cạnh đó sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực và mất những khoản thời gian vô ích là ưu tiên số 1.
 

Công việc tài chính doanh nghiệp

Tùy vào từng vị trí công việc đảm nhiệm hay lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tính chất của mỗi nhân viên tài chính doanh nghiệp cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp, thế nhưng chung quy lại nó vẫn sẽ bao gồm những nhiệm vụ như sau:

- Thực hiện việc thiết lập và thẩm định nguồn tài chính cho doanh nghiệp trong các dự án được đầu tư

- Đánh giá và lựa chọn các phương án huy động vốn, phương án phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Đưa ra những phân tích và đánh giá những khó khăn về tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp phải trong thời điểm hiện tại để kịp thời phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp.

- Thực hiện việc lập kế hoạch và  xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn tài chính cho doanh nghiệp;

- Nhanh nhạy trong việc nhận biết các rủi ro, các nhân tố có thể sẽ gây ảnh hưởng và tác động trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền.

Triển vọng ngành tài chính doanh nghiệp hiện nay

Tài chính doanh nghiệp, một trong những vấn đề được coi là huyết mạch trong sự phát triển bất kỳ một doanh nghiệp nào, các hoạt động của tài chính doanh nghiệp bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế của xã hội.

Nó được xem như hoạt động trung gian gắn kết toàn bộ các hoạt động trong sự phát triển của nền kinh tế, mặc dù nó không trực tiếp tham gia trong các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế thế nhưng với các đặc điểm hoạt động riêng của mình và trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế hay các tác động, ảnh hưởng đến môi trường thì vai trò của nó là vô cùng quan trọng.

Điều này có thể cho thấy tài chính doanh nghiệp đã và đang không chỉ là một ngành nghề hot, luôn đi đầu xu hướng hiện nay mà cơ hội việc làm của ngành này cũng tương đối cao. 


Cũng theo số liệu thống kê và báo cáo của thị trường lao động, thì hiện nay có đến 64,2% số doanh nghiệp trong nước đang có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực tương đối lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Như vậy có thế thấy cơ hội việc làm cho ngành này là rất lớn, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm của ngành này sau ra trường nhé.
 

Kỹ năng để thành công trong ngành tài chính doanh nghiệp

Kỹ năng nắm bắt và nhận diện vấn đề

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn được học trên ghế nhà trường thì người làm tài chính ngân hàng phải là những người có khả năng tốt trong việc nhận diện các nhân tố có thể gây tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hay các hoạt động tài chính của doanh nghiệp và vận dụng được chính những kiến thức chuyên môn để đưa ra những đánh giá và quyết định tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra người làm tài chính doanh nghiệp cũng cần phải là những người có tư duy logic, có kỹ năng trình bày, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và biết cách tổ chức, triển khai các hoạt động, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, kỹ năng tổ chức làm việc nhóm khi hoạch định chính sách tài chính doanh nghiệp.


Kỹ năng nghề nghiệp

Được hiểu như một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi nhân viên tài chính ngân hàng đều phải tự thuần thục trong chính công việc của mình, trong đó bao gồm các kỹ năng cơ bản chính sau: Kỹ năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện và kịp thời xử lý những hạn chế còn tồn đọng trong các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp; kỹ năng đọc báo cáo tài chính. Nắm vững các kỹ năng về hoạch định chính sách tài chính, kỹ năng chuẩn bị báo cáo quản trị tài chính, kỹ năng dự báo tài chính cho doanh nghiệp. 

Kỹ năng tin học văn phòng 

Sử dụng thành thạo các công cụ của tin học cơ bản và các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tài chính chuyên môn, biết cách sử dụng các phương tiện và phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính, hoạch định chính sách tài chính cho doanh nghiệp. Chính là một trong những kỹ năng tối thiểu mà bất kỳ một nhân viên tài chính doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm vững được 

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ, một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong một nền kinh tế hội nhập đang trở lên phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Thế nhưng nhiều người thường chỉ tập trung quá nhiều vào kiến thức chuyên môn về tài chính mà bỏ quên đi mất kỹ năng này, bởi thế mà cũng không ít trường hợp sinh viên tài chính doanh nghiệp ra trường dù tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu những vẫn bị nhiều nhà tuyển dụng đánh trượt do không đáp ứng được khả năng về ngoại ngữ

 

Nguyễn Xuân Lâm

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400