Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Ngày gửi 29/09/2020

 -  2925 Lượt xem

Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất.
 

Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật cơ khí

Để theo đuổi và thành công với ngành Kỹ thuật cơ khí, bạn cần có những tố chất sau:

Cẩn thận, kiên trì: Đây chính là đức tính cần thiết để bạn có thể thành công dù làm trong bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ. Riêng đối với ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là một yêu cầu không thể thiết được vì nếu thiếu cẩn thận, cẩu thả, bừa bãi, không ngăn nắp có thể sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quy trình làm việc. Từ những sai lầm nhỏ của một kỹ sư cơ khí có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thu nhập hay thậm chí là uy tín của cả một công ty lớn.
 
Siêng năng, tận tâm với công việc: Nhắc đến kỹ sư cơ khí bạn sẽ nghĩ ngay đến những người suốt ngày tay cầm tuốc vít, máy khoan, máy hàn,... mặt mũi lem luốc miệt mài làm từng công đoạn để hoàn thiện những sản phẩm, máy móc, thiết bị phục vụ đời sống, sản xuất. Với kỹ thuật hiện đại, quy trình làm việc có thể đỡ vất vả hơn nhưng nếu muốn trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi, bạn phải thật sự siêng năng, cần cù và tận tâm với công việc.
 
Đam mê máy móc, kỹ thuật: Mỗi kỹ sư của ngành cơ khí cũng cần phải có lòng yêu nghề, đam mê máy móc và kỹ thuật mới có động lực thật sự để nâng cao chuyên môn. Có yêu nghề bạn mới tiếp thu và phát triển những kiến thức lý thuyết thành những bài học thực tế một cách thành thạo. Có yêu nghề bạn mới có quyết tâm thực hiện và miệt mài với nghề.
 
Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao: Kỹ thuật cơ khí là một ngành có khối lượng công việc rất nhiều cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.
 

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ khí 

Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận công việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, hay chuyên viên tư vấn, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy. Cụ thể, sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các bị trí sau:
 
- Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.
 
- Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
 
- Quản lý nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.
 
- Cán bộ phòng ban tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.
 
- Vẽ kỹ thuật tham gia bộ phận vẽ Kỹ thuật Cơ khí , đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm CAD.
 
- Lập trình gia công máy CNC.
 
- Chuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.
 
- Chuyên viên gia công tham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.

Nguyễn Xuân Lâm

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400