Thông báo tuyển sinh trình độ ngắn hạn, Sơ cấp và Trung cấp ngành Chăm sóc sắc đẹp
27.09.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
CDV – Truyện tranh được tạo ra từ sự phối hợp của một tập thể. Bắt đầu từ kịch bản phân trang, họa sĩ sẽ vẽ bản phác thảo bằng chì thành những khung hình trên trang giấy gọi là (Penciller). Tiếp theo họa sĩ khác sẽ đi nét chi tiết hơn bằng mực (inker) và cuối là bước tô màu (Colourist) do họa sĩ khác thực hiện.
Ngành thiết kế truyện tranh đang là một xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nghề nghiệp tương lai. Được UNESCO xếp vào nhóm ngành Công nghiệp sáng tạo.
Truyện tranh là một mỏ vàng, một ngành công nghiệp siêu lợi nhuận bởi giá trị gia tăng liên tục mà lĩnh vực này mang đến. Giá trị thành công mà các họa sĩ vẽ truyện tranh tạo ra không chỉ dừng ở số lượng tập truyện được phát hành mà còn kéo theo sự thành công ở các lĩnh vực khác như điện ảnh, hoạt hình, video game, công nghiệp đồ chơi, giáo dục, văn hóa & du lịch…
Các thể loại tranh in nổi truyền thống của Việt Nam nổi tiếng có thể kể đến như tranh Đông Hồ; tranh Hàng Trống. Đến sau thế kỷ XX, có thể kể đến một số họa sĩ chuyên khắc gỗ như: Mai Anh, Lưu Thế Ân, Đức Hòa; Nguyễn Văn Cường, Lê Quốc Việt, Vũ Bạch Liên,…
Vì thế, các nhà xuất bản thường chỉ mua bản quyền truyện tranh của nước khác về rồi in và để bán trên thị trường.
Trong đó nhiều tác phẩm khác cũng đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế Silent Manga Audition, Scholastic Picture Book Award…
– Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong ngành thiết kế đồ họa nhất là khi học về thiết kế truyện tranh là bạn phải có năng khiếu vẽ, thiếu đi yếu tố này bạn rất khó để có thể trở thành một họa sĩ.
– Bạn phải là người có đam mê về minh họa truyện tranh. Một họa sĩ vẽ ra một bộ truyện tranh cũng giống như một đạo diễn làm ra một bộ phim nhưng ngoài vai trò đạo diễn, họa sĩ còn đảm nhiên luôn vai trò diễn viên chính, phụ.
– Họa sĩ minh họa truyện tranh phải là người có logic tốt và có khả năng đồng cảm thấu hiểu cao với con người, vì như thế thì mới có thể tạo ra được một sản phẩm có hồn.
– Phải có sự sáng tạo, sáng tạo để phát triển và tạo nên dấu ấn riêng. Bạn có thể trau dồi sự sáng tạo của mình bằng cách nên đi nhiều và trải nghiệm nhiều tích lũy những kinh nghiệm cần cho nghề.
– Biết cách tạo dấu ấn riêng từ chính cá tính của mình, biết tự đưa suy nghĩ của mình vào trong tranh thì tranh trở nên có bản sắc riêng.
– Và cuối cùng là sự kiên trì, cần cù tập luyện thì mới có thể tạo ra được bản truyện tranh hay và ý nghĩa. Bạn có thể vừa luyện tập bằng cách học ở trường, vừa làm thêm ở ngoài.
– Việc học vẽ ở trường giúp bạn có căn bản tốt, còn việc làm thêm giúp những kiến thức học được ở trường được phát huy thực tế hơn, sáng tạo hơn.