Bế mạc Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp
29.11.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
” Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. “
Bàn thờ tưởng nhớ các Vua Hùng được trưng bày đầy đủ trái cây, bánh trưng và hương khói
Giỗ Tổ Hùng Vương – từ rất lâu đã trở thành ngày trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương – Lâm Thao – Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
Để tưởng nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng Trường Cao Đẳng Viễn Đông đã tổ chức nghi lễ dành cho nhân viên cũng như sinh viên của trường có điều kiện tham gia và dâng nén hương cho tổ tiên đã có công dựng và giữ nước.
Thay mặt Trường Cao Đẳng Viễn Đông thầy Hiệu trưởng Trần Thanh Hải dâng nén hương đầu tiên cho buổi lễ
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân tộc việt nam nói chung và Trường Cao Đẳng Viễn Đông nói riêng. Ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
” Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. “
Cán bộ, công nhân viên nhà trường tiếp nối dâng những nén hương đến tổ tiên đã có công dựng và giữ nước
Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới” . “Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)… Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm”. ( Trích Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn)
Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên – một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong ngày giỗ tổ, nhân dân cả nước cũng như công nhân viên chức, học sinh sinh viên của trường Cao Đẳng Viễn Đông có điều kiện để tham gia vào hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Đoàn Thanh Niên Trường Cao Đẳng Viễn Đông thay mặt Chi Đoàn các Lớp thấp nén hương cho Vua Hùng
“Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm”
TT TV & HN SV
Tư vấn Hướng nghiệp