Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU BÀI GIẢNG XE ĐIỆN VF3 CÙNG KHOA Ô TÔ

TP.HCM, ngày 23/7/2025 — Nhằm từng bước triển khai hiệu quả chương trình đào tạo gắn liền với công nghệ xe điện, trường Cao đẳng Viễn Đông đã phối hợp cùng Khoa Ô tô tổ chức buổi nghiệm thu bài giảng xe điện VF3, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và trang bị kỹ năng thực tiễn cho sinh viên.

Trong buổi nghiệm thu, đại diện Khoa Ô tô đã trình bày chi tiết về chương trình giảng dạy sử dụng dòng xe điện VF3 – mẫu xe mà nhà trường vừa đầu tư nhằm phục vụ mục tiêu đào tạo hiện đại, bắt kịp xu thế công nghệ xanh trong ngành công nghiệp ô tô. Bài giảng tập trung vào các nội dung như kết cấu, nguyên lý vận hành, hệ thống điện – điện tử và quy trình bảo trì, vận hành an toàn xe điện.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU BÀI GIẢNG XE ĐIỆN VF3 CÙNG KHOA Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU BÀI GIẢNG XE ĐIỆN VF3 CÙNG KHOA Ô TÔ

Sau phần trình bày, Hội đồng nghiệm thu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, nhằm hoàn thiện hơn nữa nội dung và phương pháp giảng dạy. Cụ thể:

  • Điều chỉnh thời lượng giảng dạy: Hội đồng thống nhất đề nghị Khoa Ô tô rút gọn thời lượng bài giảng xuống còn 45 tiết, đảm bảo trọng tâm và tính ứng dụng cao hơn trong thực tế.
  • Chuyển đổi tài liệu sang bản trình chiếu: Các tài liệu hiện đang ở dạng giấy cần được chuyển sang định dạng PowerPoint để tăng tính trực quan và dễ dàng trong việc trình bày. Đồng thời, Khoa có thể linh hoạt sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh trong giảng dạy nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên.
  • Trang bị bảo hộ an toàn cho sinh viên: Nhà trường đã đồng ý đầu tư găng tay chuyên dụng, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành với xe điện, nhất là khi thao tác với nguồn điện áp cao.
    Lắp đặt thiết bị hẹn giờ (timer) cho xe khi sạc: Hội đồng yêu cầu Khoa lắp timer cho xe VF3 nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sạc, tránh tình trạng sạc quá lâu gây cháy nổ hoặc hư hỏng thiết bị.
  • Lắp định vị cho xe: Để kiểm soát hành trình sử dụng xe, đặc biệt khi phục vụ mục đích giảng dạy hoặc hoạt động ngoài trường, Hội đồng đề xuất việc lắp đặt thiết bị định vị GPS cho xe.

Buổi nghiệm thu không chỉ là dịp để đánh giá chất lượng bài giảng mà còn thể hiện rõ cam kết của nhà trường trong việc đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư thiết bị hiện đại và đảm bảo yếu tố an toàn – hiệu quả trong giảng dạy. Việc đưa xe điện VF3 vào chương trình học cũng là minh chứng rõ nét cho định hướng phát triển theo công nghệ xanh và xu hướng năng lượng sạch mà nhà trường đang tích cực triển khai.

Một số hình ảnh sinh viên khoa Ô tô trường Cao đẳng Viễn Đông trải nghiệm thực hành với xe điện VF3:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU BÀI GIẢNG XE ĐIỆN VF3 CÙNG KHOA Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU BÀI GIẢNG XE ĐIỆN VF3 CÙNG KHOA Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG TỔ CHỨC NGHIỆM THU BÀI GIẢNG XE ĐIỆN VF3 CÙNG KHOA Ô TÔ

Để lại bình luận

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other