Học đại học làm gì

Ngày gửi 01/09/2020

 -  521 Lượt xem

CDV - Mục tiêu của giáo dục Đại Học và bậc sau Đại Học theo hướng đào tạo tư duy, cao hơn là định hướng khoa học cách giải quyết vấn đề một cách cơ bản tổng quan chứ không phải theo hướng đào tạo kĩ năng thực hành.

Ở VN đã có mấy Doanh nghiệp, Công ty có được quy trình làm việc bài bản chuyên nghiệp mà đòi hỏi SV mới ra trường, vào 1 cái là làm được ngay?!

Hay lại tình trạng cùng một việc đó nhưng lại làm mỗi người một kiểu. Cái đó ngay cả SV người nước ngoài, học ĐH nước ngoài bài bản của họ, bây giờ giao cho SV đó các công việc của Cty/ DN Việt nam thì họ cũng ko thể làm nổi, ko thể biết phải bắt đầu thế nào...

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cuối năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động tốt nghiệp đại học cao gấp 3,2 - 3,9 lần cao đẳng và trung cấp. Đó là một thực tế đáng sợ.

Nhưng có thực tế khác còn đáng sợ hơn, đằng sau những khuyến khích học nghề vì thừa thày thiếu thợ, trong vài năm qua, số liệu của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho thấy tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng (CĐ), trung cấp chỉ trên 50% so với đầu vào. Nghĩa là ngay cả khi các em đã chọn học nghề, thì cũng bỏ cuộc đến một nửa.

Một kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 vừa kết thúc, cái gọi là trượt đại học không còn là nỗi ám ảnh, vì với quyền đăng ký nhiều nguyện vọng các thí sinh dù điểm tổng 3 môn dưới 10 cũng có rất nhiều lựa chọn để vào 1 trường đại học nào đó.

Nhưng một lần nữa, các trường cao đẳng và trung cấp dạy nghề sốt sắng với các chiến dịch tuyển sinh sao cho đủ sĩ số khai giảng năm học tới. Trong khi theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có tới 85% học sinh tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp có việc làm.

Một số ý kiến về học đại học làm gì

“Trong trường học thầy cô chấm điểm cho bạn nhưng ngoài đời bạn sẽ tự chấm điểm cho chính mình và 70% mọi người tự chấm SAI và dẫn đến những ảo tưởng! Ví dụ bạn thất bại trong việc mở một cửa hiệu, bạn tự huyễn với bản thân rằng không phải mình kém mà là do chưa may mắn, mình cũng đâu có tệ lắm đâu, ấy là bạn đã tự chấm sai rồi. Ít nhất khi ở trường học, nếu bạn biết bạn bị điểm kém, bạn sẽ cố gắng để có điểm cao hơn, đằng này, sự ảo tưởng và tự phụ sẽ khiến bạn không nhận ra bản thân kém. Vì vậy, tôi mong rằng bạn sẽ xem lại bản thân trước khi có bất kì ý nghĩ nào về việc trường học là vô dụng và không quan trọng hơn trường đời. Và theo ý kiến của tôi, đâu phải cứ học ở trường là bạn không thể học thêm và trau dồi những kỹ năng thực tế? Bạn hoàn toàn có thể xin làm công việc bán thời gian ở những cửa hàng tạp hóa, quán cà phê, phụ giúp gia đình các công việc hằng ngày để vừa có thêm kiến thức, thêm kỹ năng giao tiếp, hiểu thêm thế nào là dịch vụ, về pha chế, về giá trị của đồng tiền khi mình tự bỏ công sức lao động và cũng góp phần trách nhiêm bản thân cho gia đình” Trích TRƯỜNG ĐỜI HAY TRƯỜNG HỌC - gapama.edu

“Học đại học không quyết định thành công của 1 người. Thậm chí có những bạn học xuất sắc ở Đại học nhưng cuối cùng không thành công ở trường đời. Quan trọng vẫn nằm ở bản thân tự tìm kiếm trau dồi chứ chỉ trông chờ ngồi trên ghế nhà trường là chưa đủ. Ở cty tôi có 1 số bạn đến thực tập hỏi cái gì cũng không biết. Chỉ được 2 - 3 bạn thì còn biết chút. Và theo tôi được biết 2 trong 3 bạn ấy ra trường xin được việc luôn. Còn số còn lại thì về làm công nhân. Nói chung là vẫn nằm ở sự cố găng nỗ lực của mỗi người còn học đại học là nền tảng để tư duy và phát triển”.

"Kiến thức ở trường là kiến thức cơ sở, tổng quát, khi áp dụng vào một ngành cụ thể phải cần thời gian thực nghiệm mới thành thục. Như sinh viên kỹ thuật học autocad, khi ra trường làm cho công ty viễn thông, bạn sẽ ko thể đọc liền được bản vẽ bên viễn thông, nhưng chỉ cần 1 tuần bạn có thể đọc và vẽ bản vẽ thi công đó, nếu người không có đi học thì làm được không? Sinh viên điện tử học về linh kiện, nguyên lý mạch điện tử. Khi ra trường không thể lập tức sửa được tivi, tủ lạnh, điện thoại..., nhưng nếu có thời gian tiếp cận, tìm tòi thì bạn sẽ thành thạo rất nhanh. Đó là sự khác nhau giữa người đi học và người không đi học."

“Không thể phủ nhận học đại học cũng có cái hay, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng cho sinh viên, nhưng cũng có các trường nặng về lý thuyết thiếu đi tính thực tế, chưa tính một số bài giảng và các phòng thực hành đã lỗi thời so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng các công ty, doanh nghiệp đều phải đào tạo lại từ đầu vì mỗi công ty, mỗi đơn vị đều có đặc thù khác nhau, là nhân viên thì phải học hỏi và trau dồi thêm để có thể đáp ứng được công việc.”

Vậy hướng đi nào nếu không chọn đại học

Nhiều định kiến cho rằng học sinh tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp thường "thấp kém" hơn so với học đại học, sở dĩ có định kiến như vậy là do phụ huynh cũng như học sinh chưa hình dung cụ thể từng ngành như thế nào, học nghề ra sao. Chẳng hạn, khi thấy tận mắt và hiểu rõ nghề bếp, các em mới có thể bắt đầu yêu thích và lựa chọn đi theo.

Những định kiến như trên đang dần được cải thiện với nhiều tấm gương thành công nhờ chọn con đường học nghề.

Ông Hoàng Hy Sinh (TP.HCM) đưa con là bạn Hoàng Ngọc Thịnh (sinh viên Trường CĐ Viễn Đông) đến tham gia tọa đàm. Thịnh là một câu chuyện khá đặc biệt khi bạn đã đậu vào một trường đại học công lập nhưng vẫn chọn theo học nghề. Năm 2018 bạn đạt giải hội thi tin học trẻ TP.HCM do Thành đoàn TP.HCM tổ chức tại Trường CĐ Viễn Đông.

Ông Sinh kể ông chỉ có một người con là Thịnh. Từ nhỏ ông quan sát và biết con đam mê và giỏi CNTT nên hướng cho con theo học ngành này. Ông đồng ý cho con học nghề chứ không theo đại học vì thời gian đào tạo ngắn, ra trường có việc làm ngay... (xem chi tiết Cần gì để thành công khi chọn trường nghề?)

 

nguồn: https://vnexpress.net/hoc-dai-hoc-lam-gi-4154160.html

Nguyễn Xuân Lâm

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400