Giới thiệu về Ngành Kế toán

Ngày gửi 18/03/2020

 -  6684 Lượt xem

       Kế toán luôn luôn thu hút một lượng lớn sinh viên theo học. Thực tế đã chứng minh rằng khi một doanh nghiệp được thành lập thì vị trí đầu tiên được tuyển dụng sẽ là một kế toán và ngay cả khi công ty đứng trên bờ vực phá sản, sa thải hàng loạt nhân viên thì kế toán cũng là người “được” ra đi cuối cùng.

     Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của kế toán như thế nào. Một minh chứng khác là mỗi năm hàng trăm ngàn kế toán viên trẻ bước chân vào xã hội nhưng có bao giờ bạn nghe những cụm từ “khủng hoảng thừa”, “thiếu việc làm”,… dành cho kế toán chưa? Chắc chắn là chưa vì kế toán thật sự rất quan trọng trong, bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần phải có kế toán.

       Ngành Kế toán - Không dễ để chọn một trường tương xứng với sở thích, năng lực và điểu kiện gia đình. Vì vậy, các ban cần được tư vấn, định hướng rõ ràng trước khi gắn bó lâu dài với một môi trường đào tạo. Hãy cùng Cao đẳng Viễn Đông tìm hiều "Ngành Kế toán" nhé .

 

Ngành Kế toán là gì?

       Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: Kế toán có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy Kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,…

        Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Bạn đam mê lĩnh vực nào? Cùng tìm hiểu thông bên dưới nhé: 

1. Kế toán trưởng: 

      Trong công tác kế toán, công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ, công việc cần làm để tránh gặp những sai lầm không đáng có.

Nhiệm vụ:

       Kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành các qui định, thể lệ, chính sách liên quan đến công tác tài chính kế toán do công ty qui định, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc làm sai.

      Không ngừng nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ quản lý, nghiên cứu sâu sát hoạt động của các bộ phận để cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán toàn công ty, đáp ứng kịp thời đổi mới và phát triển của Công ty.
      Thực hiện các công tác, nhiệm vụ khác do Giám Đốc trực tiếp phân công.

2. Kế toán viên: 

      Là người hành nghề kế toán, công việc bao gồm việc tính toán, công bố hoặc cung cấp đảm bảo về thông tin tài chính giúp người quản lý, nhà đầu tư, cơ quan thuế và những người khác đưa ra các quyết định phân bổ nguồn lực.

3. Kế toán tổng hợp:

       Kế toán tổng hợp là công việc lưu trữ (dưới hình thức ghi chép, tập hợp cất giữ chứng từ) và phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghệp.

 

4. Kế toán kho:

      Kế toán kho (hay còn gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho) là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành (cùng với Kế toán doanh thu, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán,…) làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp; chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập - xuất - tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do Thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp.
 
 
5. Kế toán thuế:
      Nộp tờ khai thuế GTGT và bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn(đầu vào và đầu ra) của doanh nghiệp trong tháng vừa qua. Hóa đơn đầu ra phải kê ngay, hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thuế GTGT thì thời điểm kê khai không được chậm quá 6 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.
       Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
       Nộp báo cáo tài chính của năm vừa qua.
6. Kế toán tài chính: 
       Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
 

Mục Tiêu: 

     • Lĩnh hội nền tảng kiến thức cốt lõi để có thể kiểm soát công việc kế toán từ nhân viên Kế toán đến Kế toán trưởng trong bất kỳ tổ chức nào.

     • Sẽ luôn tạo cho bản thân cảm hứng để đạt kết quả cao nhất trong công việc.

     • Nắm bắt được các bí quyết để trở thành kế toán giỏi, xử lý các tình huống  thực  tế  linh hoạt  và  hiệu quả

     • Sở hữu nền tảng kiến thức và kỹ năng trong nhiều mãng cũng như thêm kỹ năng làm việc nhóm

     • Trở thành kế toán trưởng giỏi, có trách nhiệm cao trong công việc, đóng góp vào thành công của tập thể.

 

Điểm khác biệt:

      Chương trình đào tạo gắn liền hệ thống thực hành, thực tập đảm bảo cung cấp cho bạn trải nghiệm đầy đủ về kỹ năng từ lý thuyết đến thực hành, từ xử lý ghi nhận nghiệp vụ đến lập chứng từ, khai báo thuế, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.  Bên cạnh đó còn hướng dẫn xử lý tình huống thực tế thường gặp và thảo luận nhóm trước khi bạn ra trường:

    • Thực hành tại lớp học:

    • Thực tế cơ sở

    • Thực tập chuyên môn tại doanh nghiệp 

    • Biết khai thác, ứng dụng các phân mềm tin học liên quan đến ngành học.

Đáp ứng chuẩn đầu ra:

    • Kiến thức tin học đạt tương đương trình độ B

  • Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (Chuẩn đầu ra Anh văn B1)

 

Học kế toán ra trường làm gì? 

      Ngày nay, khi nói đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm không còn cao, nhu cầu nhân lực ít,.… nhưng nhận định như vậy là chưa đúng và chưa chính xác. Kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn.

     Tùy theo chuyên ngành và bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm được các công việc sau: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…

      Sau khi hoàn thành ngành học, bạn sẽ có khả năng vào làm việc kế toán tại các Công ty trong nước và nuớc ngoài. Do vậy chỉ cần tốt nghiệp ngành Kế toán bạn sẽ trở thành một trong các vị trí  kế toán bên dưới do nhu cầu của bạn: 

       • Kế toán viên, kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng các Công ty trong nước và nước ngoài

       • Kế toán trong các Công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, Tư vấn Thuế

       • Tự mở công ty dịch vụ kế toán, lãnh chứng từ, sổ sách về hoàn thiện sổ sách, BCTC, tư vấn Thuế.   

 

 

Sinh viên ngành Kế toán tiếp cận với chứng từ thực tế

 

Những yếu tố cần có của một nhân viên Kế toán: 

1. Yêu thích môn toán:

          Môn toán giúp là khởi nguồn của các môn khoa học tự nhiên. Môn toán giúp bạn có tư duy nhanh nhạy, logic, giúp ích rất nhiều cho công việc liên quan đến những con số, chứng từ, sổ sách trong kế toán. Ngoài ra, xác suất thống kê và toán cao cấp cũng là những môn học mà bạn cần phải học tốt. Đây là 2 môn học nền tảng giúp bạn có thể nắm bắt tốt các kiến thức về kế toán sau này. Việc yêu thích và có nền tảng tốt các môn học liên quan đến toán sẽ là tiền đề để bạn theo đổi và đạt được nhiều thành công với nghề này.

 

2. Sự cẩn thận

         Kế toán là nghề làm việc với những sổ sách, chứng từ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Toàn bộ đều là những "con số" mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Vì vậy, kế toán viên phải là người cẩn thận trong việc giữ gìn sổ sách, chứng từ cũng như tỉ mỉ trong từng phép tính với những con số của doanh nghiệp.

 

 

3. Biết luật, quy định của nhà nước về tài chính kế toán

          Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo một kế toán viên có thể làm tốt công việc của mình. Kế toán là nghề mà hầu hết mọi nghiệp vụ đều phải tuân thủ đúng quy tắc, luật hay những quy định của nhà nước. Việc nắm vững các vấn đề này giúp cho mỗi kế toán viên làm việc tránh những sai sót không đáng có.

 

4. Yêu nghề

          Bất cứ nghề nào muốn thành công cũng cần đòi hỏi yêu nghề đặc biệt là với những người mới vào nghề còn nhiều khó khăn, thử thách thì lòng yêu nghề sẽ giúp họ vượt qua tất cả. Công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý. Tuy nhiên nếu bạn là một người ưa bay nhảy, thích các hoạt động giao tiếp rộng thì cần suy nghĩ kỹ trước khi chọn nghề kế toán bởi những con số luôn khô khan và cứng nhắc.

 

5. Trung thực, năng động, ham học hỏi

         Nghề kế toán làm việc trực tiếp với sổ sách, chứng từ, tiền nong của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn phải là người có tính trung thực, không chỉ với tất cả mọi người mà còn là trung thực với chính bản thân bạn.

         Ngoài ra, bạn cần không ngừng học hỏi những người đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Thêm vào đó, bạn cần chủ động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để có thể tham mưu cho người lãnh đạo có thể ra quyết định đúng đắn.

 

>> Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Kế toán có chất lượng:

  1.  Đại học Kinh tế TP. HCM
  2.  Đại học Ngoại Thương TP.HCM
  3.  Đại học Kinh tế - Luật
  4.  Đại học Tôn Đức Thắng
  5.  Đại học Ngân hàng
  6.  Cao đẳng Viễn Đông

 

>>>Truy cập tham gia trang Page ngành Kế toán để cập nhật những thông tin mới nhất:  Tại đây

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG

Địa chỉ: Lô 2, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Hotlines/Zalo: 0933 93 44 00 -0977 33 4400 - 028 389 11111

Website: www.viendong.edu.vn - tuyensinh.viendong.edu.vn

 

 

Cập nhật ngày 03/03/2020

Phan Hồng Thảo Nguyên

 

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

livechat
Vivatuvan


0966337755 - 0977334400